Theo chương trình hợp tác, hai bên sẽ phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy trình, thủ tục trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến lao động, BHXH, công đoàn; tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật lĩnh vực lao động, BHXH, công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động; tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và kỹ năng tham gia tố tụng lao động, dân sự, giải quyết các tranh chấp lao động, đình công cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác pháp luật.
![]() |
Khởi kiện nợ BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động |
Ngoài ra, hai bên cũng sẽ đẩy mạnh phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến chính sách pháp luật, tình hình quan hệ lao động, kết quả thanh - kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và kết quả xét xử giải quyết các vụ án lao động tại Tòa án…
Thời gian qua, tổ chức công đoàn tại TP.Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên và NLĐ, đặc biệt trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến lao động, BHXH, BHYT. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này vẫn gặp phải không ít khó khăn liên quan đến trình tự, thủ tục tại tòa án; thời gian xử lý vụ kiện kéo dài…
Nhằm khắc phục những khó khăn hiện nay, theo đề xuất Tòa án Thành phố cần thống nhất quy trình khởi kiện cho toàn hệ thống; các vụ án liên quan đến lao động cần mời cán bộ Công đoàn tham gia hội thẩm để tăng tính khách quan.
Theo ông Lê Thanh Phong - Phó Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh, phía tổ chức công đoàn cũng cần theo sát, giám sát chặt chẽ hơn từ phía doanh nghiệp vi phạm, cần vào cuộc sớm, không đợi đến khi doanh nghiệp bỏ trốn mới khởi kiện thì quá muộn, không còn tài sản. Hoặc phía tổ chức công đoàn phát hiện các doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, không đóng BHXH, BHYT cho NLĐ dù vẫn sử dụng lao động thường xuyên phải mạnh dạn báo cơ quan chức năng xử lý kịp thời.