Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), Quỹ hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử, thiết kế thời trang… tham gia.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng “Áo dài tím Huế” trở thành trang phục truyền thống của Cố đô Huế, tuy nhiên do chạy theo xu hướng hiện đại, con người ngày càng ảnh hưởng phong cách ăn mặc từ văn hóa nước ngoài, nên nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một dần. Nhằm mục đích khôi phục “Thuở vàng son” của áo dài Huế, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức phát động nhiều phong trào vận động phụ nữ ở công sở, học sinh, sinh viên nữ, phụ nữ Huế… mặc áo dài như lối sống thường ngày, qua đó, đưa áo dài phát huy giá trị văn hóa truyền thống áo dài Huế xưa và nay.
![]() |
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (giữa) ghi nhận ý kiến các đại biểu và hứa sẽ nỗ lực đưa thương hiệu áo dài Huế thành một thương hiệu lớn |
Bên cạnh các tham luận nhằm tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với trang phục áo dài Huế, đưa áo dài Huế trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Huế ngày nay. Hội thảo còn hướng đến các giải pháp phát triển thương hiệu áo dài Huế thông qua các cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm áo dài Huế, những chính sách giải pháp hỗ trợ để phát triển nghề may áo dài và các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm áo dài Huế trên địa bàn tỉnh…
![]() |
Các mẫu áo dài trưng bày tại hội thảo |
Ghi nhận ý kiến các đại biểu, phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ nói rằng tỉnh sẽ nỗ lực trong tiến trình đưa thương hiệu áo dài Huế trở thành một thương hiệu lớn, đặc trưng của xứ Huế.