Sử dụng phương thức xuất khẩu truyền thống, mở doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu hay đứng trên vai “người khổng lồ” trong thương mại điện tử như Alibaba hay Amazon để đưa hàng Việt ra thế giới…., sẽ không có một phương án nào tuyệt đối cho doanh nghiệp Việt. Để thành công, nhà bán hàng cần tìm hiểu thị trường và cần có bước đi, cách làm phù hợp.
Dự đoán trên về tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) được các chuyên gia đưa ra tại sự kiện Digital Growth Summit - DGS 2021 vừa qua. DGS 2021 quy tụ gần 2.000 quản lý cấp cao của các doanh nghiệp đa ngành nghề cùng hơn một triệu lượt tiếp cận online.
Cuối năm là thời điểm hoạt động khuyến mãi kích cầu mua sắm diễn ra sôi động trên các trang thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, thị trường này luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đến tháng 10/2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã xử lý trên 2.300 vụ vi phạm trên TMĐT.
Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) Trà Vinh tiếp cận, đưa sản phẩm đặc sản, OCOP lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Dự án hỗ trợ DN nhỏ và vừa Trà Vinh (Dự án SME) phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến TMĐT đáp ứng nhu cầu bức thiết của DN trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được đề xuất tại Dự thảo Nghị định về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (Dự thảo), do Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xây dựng, đang xin ý kiến rộng rãi các bên liên quan để hoàn thiện trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trở thành một phương thức hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt Nam mở lối vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh nghiệp Đà Nẵng phải xây dựng được chiến lược xuất khẩu trực tuyến để thích ứng, cũng như tận dụng được các cơ hội mà TMĐT mang lại.
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang là cơ hội ngày càng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu. Tuy nhiên, theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu tiếp cận một cách bài bản và có chiến lược dài hạn.
Sàn thương mại điện tử khai và nộp thuế thay cho người kinh doanh là một trong những nội dung gây chú ý tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được Bộ Tài chính ban hành ngày 1/6/2021.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử sẽ có những thách thức đi kèm, trong đó có thể phát sinh vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hậu mãi… Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan quản lý cùng doanh nghiệp đang từng bước hoàn thiện chinh sách và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
Hướng tới mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử, ngày 4/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức hội thảo: "Thúc đẩy giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng".
Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - xung quanh vấn đề này.
Xây dựng thương hiệu toàn cầu trên Amazon, đẩy mạnh hỗ trợ người bán hàng, Amazon Global Selling đã chính thức công bố kế hoạch hợp tác mở rộng với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), chung ta giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, chắp cánh hàng Việt vươn mình thế giới.
Tác động dịch Covid-19 đang mang lại “cú hích” cho kinh tế số bằng 5 - 7 năm cộng lại. Doanh nghiệp đứng trước một yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi số, phải chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến để có thể cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều cá nhân, tổ chức có được thu nhập “khủng” từ kinh doanh qua mạng, thương mại điện tử nhưng không phải nộp thuế đang là một thực tế diễn ra không chỉ ở Nghệ An, mà còn diễn ra trên nhiều tỉnh thành cả nước. Theo ngành thuế Nghệ An, trong thời gian tới sẽ triển khai các biện pháp nhằm chống thất thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới này.
Không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp (DN), kinh tế số còn mở ra những cơ hội cho DN trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Đó là những thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế số và Thương mại điện tử, do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 15/4.
Không chỉ hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản vùng dịch, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) - Bộ Công Thương đang cùng các sàn thương mại điện tử (TMĐT) thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tăng trưởng nhanh và trở thành xu thế nổi bật của TMĐT thế giới cũng như tại Việt Nam và đây chính là cơ hội cho các DN vừa và nhỏ xuất khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bến Tre đang đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản, đồng thời tiếp tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước thực trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai trên mạng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) khu vực miền Nam đã điều tra và triệt xóa được nhiều đường dây kinh doanh chuyên nghiệp, thu giữ hàng triệu sản phẩm hàng dởm.
Với mục tiêu đưa thương mại điện tử (TMĐT) trở thành một hoạt động được ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động tiêu dùng hàng ngày của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 với nhiều điểm nổi bật.
Định hướng quan trọng đã được đưa ra trong việc triển khai “Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2021 - 2025”, do Bộ Công Thương đề xuất, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây, đó là phát triển TMĐT gắn kết và đồng bộ với chiến lược, kế hoạch... phát triển các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương và các lĩnh vực có liên quan khác.
Thay vì giao dịch hàng hóa truyền thống, các hình thức mới đang có sự tăng trưởng vượt bậc. Dịch Covid-19 xuất hiện, theo khuyến cáo của các ngành chức năng “hạn chế tới chỗ đông người”, đây cũng là cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) phát triển hơn bao giờ hết.
Lo ngại về dịch Covid-19 khiến các tiệm ăn, uống, cửa hàng tiện ích… rơi vào cảnh vắng vẻ vì người dân hạn chế đến nơi đông người. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã dịch chuyển mạnh sang mua hàng trực tuyến, đặt giao tận nhà.
Với vai trò là kênh thương mại điện tử (TMĐT) với hơn 300 triệu tài khoản thành viên mua hàng thường xuyên từ 185 quốc gia, vùng lãnh thổ, hợp tác với Amazon là cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt đưa sản phẩm đến khách hàng của Amazon trên toàn thế giới.
Nhiều cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cao hơn cam kết WTO, dự báo sẽ tác động đáng kể đến thị trường phân phối, thương mại điện tử (TMĐT), logistics Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội mở ra rất lớn, điều quan trọng là phải biết khai khác cơ hội cho hiệu quả.
Cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam vẫn đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Để thu hút cả người bán lẫn người mua nhiều sàn TMĐT đang phát triển thêm những ứng dụng, dịch vụ mới nhằm giúp người bán dễ tiếp cận khách hàng còn người mua có thêm nhiều chọn lựa khi tìm kiếm sản phẩm.
Hàng ngàn sản phẩm đa dạng từ dừa Bến Tre có mặt trên Lazada từ ngày 20/5/2019.
Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) đang tích cực phối hợp với Amazon Globle Speling (Amazon) lựa chọn doanh nghiệp (DN), đào tạo kỹ năng nhằm sớm đưa sản phẩm của Việt Nam lên hệ thống bán hàng trực tuyến của Amazon.
Kho hàng đầu tiên của Lazada tại khu vực miền Trung đã chính thức được vận hành tại Đà Nẵng bởi Công ty Lazada Elogistics, nhánh cung cấp dịch vụ e-logistics của Lazada Việt Nam.
Trong hai ngày 11-12/10 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Bộ Công Thương phối hợp với Ban thư ký APEC quốc tế tổ chức Hội thảo APEC về tăng cường cơ sở pháp lý trong thương mại điện tử (TMĐT).