Theo nghiên cứu và dự báo từ các nhà khoa học chỉ ra, năng lượng sinh khối sẽ đóng vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.
Phát triển năng lượng sinh học đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối, điện rác vào hệ thống điện là rất thấp...
Tập đoàn EREX - công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng điện sinh khối của Nhật Bản và Tập đoàn T&T Group vừa ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sinh khối tại Việt Nam.
Với tiềm năng sản xuất năng lượng sinh khối đa dạng, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa nguồn năng lượng sạch này trong tương lai.
Sáng ngày 23 tháng 9, Công ty TNHH Sanofi Việt Nam và Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững của GIZ tại Việt Nam (Dự án BEM) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Lúa gạo – nguồn năng lượng xanh mới”. Buổi lễ ký kết được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến nhằm tuân thủ quy định giãn cách xã hội.
Tiềm năng, tầm quan trọng của các nguồn năng lượng tái tạo nói chung và nguồn năng lượng sinh học nói riêng là rất to lớn và quan trọng, đã được xác định trong Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo đến 2030 và tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sinh học bổ sung vào tổng cung nguồn năng lượng cho quốc gia đang là một vấn đề rất nan giải, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để thúc đẩy.
Tận dụng các loại phế, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp lớn trên địa bàn, tỉnh An Giang đang có kế hoạch khai thác nguồn nguyên liệu này vào việc phát điện và sản xuất các loại năng lượng sinh khối khác.