Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang cần phục hồi sau thời gian đình trệ vì dịch Covid-19, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, logictisc… Theo đó, nhiều đề nghị được đưa ra như cần giảm thuế môi trường, thuế VAT để kìm đà tăng nóng của giá xăng dầu.
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, ngành Công Thương Quảng Ninh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt trong hoàn cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Những năm gần đây, phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) đã và đang phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào để khu vực KTTN tiếp tục phát huy thế mạnh, trở thành “rường cột” trong phát triển kinh tế đất nước, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme).
Thực hiện Chỉ thị số 11/2020/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh ứng phó dịch Covid-19, Bộ Công Thương đang tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án trọng điểm sớm hoàn thành và đưa vào vận hành, trong đó có các dự án điện.
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, những cảnh báo về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu của hầu hết các ngành sản xuất đã được đưa ra, cùng đó là nhiều giải pháp được triển khai, giúp doanh nghiệp (DN) có đủ nguyên liệu ổn định sản xuất và xuất khẩu (XK).
Trong khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lao đao vì gánh nặng kinh tế. Góp phần gỡ khó cho các cá nhân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch, nhiều chủ nhà đã chủ động miễn giảm tiền mặt bằng cho các đơn vị thuê nhà.
Tín dụng của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những tháng đầu năm 2020 giảm 0,27% so với cuối năm 2019; dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng giảm 0,56%. Bên cạnh những tác động bởi dịch Covid-19 thì xâm nhập mặn cũng là nguyên nhân khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tác động tới tăng trưởng tín dụng. Ngành ngân hàng đang nỗ lực các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại buổi làm việc với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và Công ty CP Hóa chất Việt Trì thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ngày 09/8.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thay đổi phương thức kiểm tra nhà nước về phế liệu nhập khẩu (NK), kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, trong đó có DN ngành giấy trong NK phế liệu phục vụ sản xuất.
Rà soát lại khung khổ pháp lý theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp (DN), phát triển thị trường, nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo… là những giải pháp được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai trong năm 2017 nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu (XK) gạo.
Mặc dù được đánh giá là mảnh đất khởi nghiệp tiềm năng, đang nở rộ nhưng làn sóng về khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nguồn vốn được khơi thông, các nút thắt về chính sách hỗ trợ được tháo gỡ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lên tiếng khẳng định: sẽ xử lý các ngân hàng thương mại (NHTM) mập mờ trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng khi vay vốn Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng.
Bắt đầu chỉ với những lời kêu gọi của một số cá nhân trên các diễn đàn mạng về việc mua dưa hấu ủng hộ bà con nông dân miền Trung, đến nay, chương trình “Mỗi trái dưa - Một tấm lòng” đã được nhân rộng lên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với số lượng dưa lên đến hàng trăm tấn.