Lợi ích bất ngờ đối với sức khoẻ từ cây dâu tằm |
Những tác dụng bất ngờ của quả ớt
Tất cả cành, lá, quả và rễ của cây ớt đều có tác dụng dùng làm thuốc. Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Pittsburgh (Mỹ) đã công bố trên Innovations Report cho biết, capsaicin - một thành phần trong ớt có khả năng giết các tế bào ung thư trong tuyến tụy.
![]() |
Quả ớt có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ bệnh nhân ung thư |
Một nghiên cứu khác tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai và Trường Đại học California, Los Angeles (UCLA), từng công bố trên Reuters cũng cho thấy, capsaicin trong ớt có thể gây tổn hại cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt của con người trong ống nghiệm. Nghiên cứu này tìm thấy, capsaicin tiêu diệt đến 80% các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài công dụng chống một số bệnh ung thư hiệu quả, ăn ớt còn được chứng minh có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã phân tích về tính cay nóng của ớt có khả năng sát trùng khá cao. Hơn nữa, những thực phẩm được thêm ớt sẽ lâu hỏng và hạn chế mức độ xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy ớt được đưa vào nghiên cứu để khai thác triệt để công dụng nâng cao sức khỏe miễn dịch cho con người, như: Có ích đối với bệnh nhân tiểu đường; công dụng giảm đau giống như nguyên lý hoạt động của thuốc tê…
Nhiều nghiên cứu chỉ rõ, đặc tính sáng giá nhất của ớt chính là chất capsaicin. Chất này tập trung nhiều nhất ở gần cuống. Đây là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01 – 0,1%. Chất capsaicin vốn không mùi, không vị, nhưng có khả năng kích thích rồi sau đó làm giảm đau trong cơ thể. Nó thúc đẩy sự tiết ra chất P, một neurotransmitter thông báo cho não bạn biết bạn đang bị đau. Vì vậy, capsaicin đôi khi được sử dụng để làm giảm cơn đau khớp.
Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hóa chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.
Trong Đông y, lá ớt là vị thuốc có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người dùng lá ớt để nấu canh với tôm, thịt giúp bồi bổ cơ thể, ngoài ra món ăn này còn có lợi cho những bệnh nhân đái tháo đường. Canh nấu từ lá ớt có vị cay nhẹ, hơi đắng.
Lá ớt có tính chống nhiễm khuẩn, có thể hỗ trợ trong tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nó còn có khả năng chữa lành chứng rối loạn da bệnh nấm, hoặc chấn thương.
Lá ớt rất giàu hóa chất thực vật phytochemcials và các phenolic acids, các chất này có tính kháng oxy hóa rất cao, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Những người nên kiêng ăn ớt
Tuy có nhiều công dụng bất ngờ nhưng có một số người nên kiêng, thậm chí tuyệt đối không ăn ớt, đó là: Bệnh nhân mắc một số bệnh như tim, não, bệnh liên quan đến huyết quản hoặc huyết áp cao. Tuy rằng ớt có thể phòng ngừa ung thư dạ dày nhưng với đối tượng đã mắc chứng viêm loét dạ dày lại không nên ăn. Vị cay của ớt có khả năng kháng khuẩn mạnh nhưng đồng thời cũng sẽ khiến các vết thương bị phỏng nặng khi tiếp xúc. Do đó nếu có viêm loét dạ dày hoặc vùng họng đặc biệt không nên ăn ớt.
Người bị bệnh viêm túi mật, sỏi mật, vì chất kích thích có trong ớt sẽ làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra quá nhiều khiến túi gan co lại, khi đó dịch gan tiết ra khó khăn hơn dẫn đến viêm gan và tuyến tuỵ.
Những người bị viêm da hay người có nhiều mụn, vị cay của ớt gây nóng trong, do đó những người bị viêm da hay nổi mụn thì không nên ăn loại gia vị này bởi nó sẽ khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh từ cây ớt
Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (1 phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp.
Chữa trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50g, giã nát, thêm nước và ít muối, lọc lấy nước cốt, đổ vào miệng còn bã đắp vào răng người bệnh sẽ tỉnh lại.
Chữa sốt rét: Lá ớt tươi 30g, giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.
Chữa eczema: Lá ớt tươi 30g, me chua 20g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.
Mụn nhọt đinh độc, tổn thương phần mềm: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10 - 20g, giã nát với một ít muối, đắp vào nơi tổn thương.
Chữa rụng tóc: Quả ớt 12g, ngâm trong 500ml rượu. Sau 10-15 ngày có thể sử dụng. Dùng bông thấm rượu ớt, bôi lên chỗ tóc rụng 2-3 lần/ngày có tác dụng kích thích tóc mọc.
Chữa phát cước ở người cao tuổi do thời tiết lạnh: Cành cây ớt 60g, trần bì 20g, tỏi 30g. Sắc nước, dùng bông gạc thấm thuốc đắp lên chỗ da bị cước, ngày 2-3 lần.
Riêng với hạt ớt tán bột mịn, uống 1-2 g một lần chữa phong tê thấp. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác nấu thành cao để chữa nôn ói.
Qua các nghiên cứu cho thấy, trong quả ớt có các hợp chất beta carotene, cayenne, capsaicin (hợp chất gây cay, đỏ, nóng của ớt... rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B6, vitamin E, kali, mangan và flavonoid… cung cấp các đặc tính chống oxy hóa. |