Ông Nguyễn Văn Lý - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết, trong năm 2018, có 498 công trình với tổng khối lượng gồm 968 km đường dây trung thế xây dựng mới, 424 km đường dây trung thế cải tạo, 1.149 km đường dây hạ thế xây dựng mới, 1.514 km đường dây hạ thế cải tạo, với tổng công suất TBA phân phối tăng thêm là 278MVA đã hoàn thành đóng điện và vận hành. Năm tháng đầu năm 2019, EVNSPC đưa vào vận hành 108 công trình gồm 257 km đường dây trung thế mới, 94 km đường dây trung thế cải tạo nâng cấp, 1.993 km đường dây hạ thế mới, 831 km đường dây hạ thế cải tạo và tổng công suất trạm biến áp phân phối tăng thêm là 89 MVA. Theo ông Lý, các công trình lưới điện mới vận hành đã góp phần cũng cố lưới điện, giảm tổn tất điện năng, tăng cường cung cấp điện cho các khu công nghiệp, các trạm bơm, vùng lõm chưa có điện, các xã nông thôn mới để đáp ứng Tiêu chí số 4 về điện, khu vực xóa câu phụ. Tuy nhiên những tốn thất rủi ro về điện vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là khu vực nông thôn.
Thực hiện chủ trương xóa dần việc bán điện qua hình thức câu phụ (câu đuôi, kéo chuyền, chia hơi), trong các năm 2016-2018, EVN SPC đã bố trí 490 tỷ đồng để xóa 223.672 hộ sử dụng điện qua câu phụ có suất đầu tư thấp. Riêng trong năm 2018, xóa được 70.460 hộ câu phụ, kinh phí thực hiện 195 tỷ đồng. Trong năm 2019, EVN SPC tiếp tục bố trí 217 tỷ đồng để xóa 42.500 hộ sử dụng điện qua câu phụ, suất đầu tư khoảng 5 triệu đồng/hộ.
![]() |
Công nhân ngành điện lực miền Nam kiểm tra, đấu nối mạng lưới điện để chống thất thoát điện |
Cùng với đầu tư lưới điện, công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn và tiết kiệm nhưng tình trạng sử dụng điện mất an toàn, câu nối trái phép, tai nạn về điện tuy có giảm so với trước nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa được khắc phục.
Cụ thể, trên lưới cao áp, chỉ tính riêng tai nạn điện trong dân, năm 2018 tại khu vực miền Nam đã xảy ra 34 vụ trên lưới 22kV, làm chết 13 người và 24 người bị thương. So với năm 2017, giảm 27,65% số vụ tai nạn, giảm 23,5% số người chết và giảm 35% số người bị thương. Trên lưới hạ áp, năm 2018 đã xảy ra 76 vụ tai nạn về điện làm chết và bị thương 84 người. So với năm 2017, giảm 24,7% số vụ và giảm 18% số người bị tai nạn.
Tai nạn trên lưới điện cao áp, nguyên nhân chủ yếu do người dân chủ quan, không chấp hành quy định về an toàn điện như lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo; xây dựng, cải tạo nhà ở; thi công công trình; chặt cây vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện đặc biệt là phương tiện xe cơ giới (thi công vi phạm (Xây dựng nhà ở công trình chiếm 47%, lắp đặt biển quảng cáo chiếm 14%, chặt cây chiếm 11,7%, nguyên nhân khác chiếm 26%)
Tai nạn trên lưới điện hạ áp, chủ yếu xảy ra trên đường dây sau điện kế (dây nhánh do khách hàng quản lý), do khách hàng sử dụng vật tư, thiết bị, dây dẫn không an toàn, thiết kế, lắp đặt không đảm bảo an toàn, đặc biệt tại khu vực dùng điện để nuôi tôm, tưới tiêu cây trồng…
Cùng với các tai nạn về điện, tình trạng vi phạm trong sử dụng điện vẫn tiếp tục xẩy ra. Trong năm 2018, EVNSPC kiểm tra sử dụng điện 2,45 triệu lượt khách hàng, đã phát hiện và lập 482 biên bản vi phạm trộm cắp điện, truy thu 1.275.280 kWh với tổng số tiền 3,98 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2019, phát hiện 149 biên bản vi phạm trộm cắp điện, đã truy thu 448.371 kWh với số tiền truy thu 278 triệu đồng, trong đó hình thức vi phạm trước công tơ chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức vi phạm.
“Hành vi trộm cắp điện trong năm 2018 giảm 176 vụ so với năm 2017 do công tác truyền thông, tuyên truyền vi phạm sử dụng điện đã phát huy hiệu quả. Việc xử lý vi phạm hành chính trong trộm cắp điện theo quy định pháp luật đã góp phần răn đe”, ông Lý cho biết thêm.
Ở các vùng nông thôn, nhất là khu vực miền Tây Nam bộ, lưới điện chưa được đầu tư đúng mức, tình trạng đấu nối, câu móc điện để sinh hoạt, sản xuất tùy tiện, đây là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn về điện và dễ phát sinh nạn trộm cắp điện. Ông Phạm Tứ Phương - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long - cho biết, dự án cấp điện nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 quy mô 193 tỷ đồng nhằm đáp ứng phát triển điện nông thôn phục vụ sản xuất, sinh hoạt và hướng đến tiệm cận 100% số hộ dân có điện vào năm 2020 và đã được UBND tỉnh đã phê duyệt. Theo ông Phương, Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần xóa điện kế cụm, điện kế câu đuôi và cải tạo, nâng cao chất lượng điện năng khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên Chính phủ vẫn chưa thu xếp được nguồn vốn, do đó dự án hiện chưa thể triển khai thực hiện trong năm 2019.
Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Văn Công cho hay, Tiền Giang hiện còn 36 xã chưa đạt tiêu chí điện. Để giải quyết các lưới điện nông thôn không an toàn trên địa bàn 36 xã này và để đảm bảo đến năm 2020 có 100% xã đạt chuẩn Tiêu chí số 4 về điện, ngành Công Thương đề nghị ngành điện lực bố trí vốn và thực hiện đầu tư cải tạo, phát triển lưới điện nông thôn cho 36 xã còn lại của tỉnh Tiền Giang gồm 168,6km đường dây trung áp, 750,5km đường dây hạ áp, tổng dung lượng 15.934kVA, tổng vốn đầu tư khoảng 271 tỷ đồng. “ Hiện tại trên điện bàn tỉnh Tiền Giang còn 9.308 điện kế tổ điện từ 2-9 hộ, 3 điện kế tổ điện trên dưới 10 hộ. Đề nghị EVN SPC thực hiện đầu tư phát triển lưới điện nông thôn để xóa các điện kế tổ này hoàn thành trong năm 2020”, ông Công đề xuất.