Sẽ cho phép “bán” cảng biển

Trình bày Tờ trình Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cho biết, dự thảo đã bổ sung nhiều quy định mới, như: chính sách xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; chính sách ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất...

\"\"

Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý phát biểu tại hội trường

“Chính quyền cảng” hay “Ban quản lý và khai thác cảng”?

Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng trình bày cho biết, đã bổ sung quy định về Ban quản lý và khai thác cảng (BQL&KTC) (Điều 142).

Lý do được Bộ trưởng Thăng đưa ra là, xuất phát từ thực tế tại một số khu vực cảng biển có nhiều nhà đầu tư khai thác dẫn đến tình trạng dư thừa công suất. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư, khai thác nhưng mạnh ai nấy làm, tìm mọi cách thu hút hàng hóa đến bến cảng của mình, đã tạo nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến tình hình khai thác cảng. Vì vậy, cần có một tổ chức để điều phối, quản lý chung khu vực cảng biển để khắc phục những tồn tại nói trên.

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này, Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, một số ý kiến trong UBPL nhất trí quy định BQL&KTC như trong dự thảo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định mô hình này, trước hết cần làm rõ về tiêu chí, điều kiện để thành lập, về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ của BQL&KTC với cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương.

Bổ sung quy định “bán” cảng biển

Một trong những nội dung được đánh giá là mới và sát thực tiễn là quy định về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, nhượng quyền khai thác từng phần, toàn bộ hoặc các hình thức phù hợp khác để phù hợp với thực tế, nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển (Điều 141).

Theo đó, dự thảo Bộ luật quy định việc chuyển nhượng, cho thuê, nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng, cho thuê hoặc hình thức khai thác khác kết cấu hạ tầng cảng biển.

Cơ bản nhất trí với quy định nói trên, song UBPL cho rằng, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã quy định cụ thể các trường hợp được và không được cho thuê tài sản nhà nước cũng như cơ chế tài chính khi cho thuê tài sản nhà nước. Cụ thể, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê; đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có thể sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê nhưng phải đáp ứng những điều kiện do luật định. Vì vậy, UBPL đề nghị Ban soạn thảo làm rõ quy định tại Điều 141 để bảo đảm thống nhất với Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các pháp luật khác có liên quan.

Ông Phan Trung Lý:

Theo UBPL, thời gian gần đây, Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện chủ trương tái cơ cấu, cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp hàng hải, đổi mới công tác quản lý nhà nước về hàng hải. Tuy nhiên, hoạt động giao thông vận tải hàng hải của nước ta vẫn còn yếu so với yêu cầu thực tế và tiềm năng, thế mạnh của một quốc gia ven biển.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận