Phòng chống tác hại của thuốc lá: Kinh nghiệm quốc tế từ quy định nơi hút thuốc |
Nhận biết tác hại của thuốc lá đối với kinh tế và môi trường
Theo các nhà nghiên cứu, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư. Hút thuốc lá gây nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản, da và mắt; làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau và tăng nguy cơ tử vong. Hút thuốc lá còn tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của mỗi gia đình và cả nền kinh tế.
Việc trồng cây thuốc lá để lấy nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm thuốc lá còn làm mất rừng tự nhiên, thoái hóa đất trồng, cạn kiệt chất dinh dưỡng làm mất đi độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến giá trị của cây trồng khác.
Hút thuốc lá còn gây ô nhiễm nguồn nước. Ước tính mỗi năm, con người sử dụng 22 tỷ tấn nước sản xuất và chế biến thuốc lá; người hút thuốc lá có thể thải ra ngoài môi trường tới 4.500 tỷ đầu lọc và tàn thuốc lá, đó là chưa kể đến các loại thuốc lá thế hệ mới. Lượng rác thải này được vứt bừa bãi ở khắp nơi, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường không khí và ô nhiễm nguồn nước; gây nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và nhiều động vật thủy sinh.
Một nghiên cứu cho thấy ngành công nghiệp thuốc lá cùng với cháy rừng hằng năm thải ra 84 triệu tấn khí CO2 trong bầu không khí và thải ra lượng khí độc hại cao gấp 10 lần so với các loại nhiên liệu, tương đương với 20% lượng CO2 mà ngành hàng không thương mại thải ra mỗi năm, góp phần làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu và gây hiệu ứng nhà kính cho trái đất.
![]() |
Phòng chống tác hại của thuốc lá: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì? |
Quyền và nghĩa vụ của công dân
Với những tác hại trên, Việt Nam đã có Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và nhiều văn bản quy định rõ về quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và mỗi người dân.
Để góp phần giảm thiểu tác hại của thuốc lá, xây dựng môi trường sống, làm việc lành mạnh, thiết nghĩ, mỗi công dân cần tìm hiểu, nắm rõ thông tin về thuốc lá; nâng cao ý thức, hành động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Cụ thể, theo Điều 7, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá quy định Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm:
Công dân có quyền được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
Công dân có quyền yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Đồng thời có nghĩa vụ phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Những địa điểm nào bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn? Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, những địa điểm sau đây cấm hút thuốc lá hoàn toàn được chia làm 3 khu vực, gồm: "Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: a) Nơi làm việc; b) Trường cao đẳng, đại học, học viện; c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện." |