Phát triển tre măng Bát Độ trên vùng núi cao

Văn Yên từ lâu được coi là “thủ phủ” của cây quế vùng Tây Bắc, với diện tích hơn 40.000 héc-ta. Nhưng cây quế tập trung chủ yếu ở các xã bên kia sông Hồng, còn các xã nằm dọc theo đường sắt bên này sông địa phương đang triển khai trồng tre măng Bát Độ. Bởi đây là loại cây đã được người dân trồng rất thành công và mang lại thu nhập cao.
\"\"
Cán bộ hướng dẫn bà con bón phân cho cây phát triển tốt

Năm 2017, huyện Văn Yên được giao trồng mới 200 héc-ta tre măng Bát Độ. Các hộ gia đình tham gia trồng mới với diện tích từ 0,5 héc-ta trở lên được hỗ trợ 3 triệu đồng/ héc-ta. Từ đầu năm đến nay đã tiến hành trồng 58 héc-ta bằng măng củ do HTX Kiên Thành cung cấp giống. Tuy nhiên, do chất lượng giống chưa đảm bảo, khi trồng lại gặp thời tiết bất thuận như nắng quá lâu, trồng trên đồi nên củ măng bị thối, chết 31 héc-ta. Trước tình hình này, Ban Thường vụ Huyện ủy và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp (UBND huyện) quyết tâm sản xuất cây giống để chủ động cung cấp cho người dân. Nếu thành công, địa phương sẽ vận động bà con các xã xung quanh cùng trồng cây tre măng Bát Độ trên diện tích sắn bỏ hoang để thành vùng, thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua và chế biến. Sản phẩm măng chế biến bao gồm: Măng khô sợi nhỏ, măng muối, măng khô...

Cây măng tre Bát Độ không chỉ mang lại giá trị hàng hóa mà còn là lâm nghiệp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ nguồn nước và tạo ra môi trường sống cho người dân. Đây là loài cây mang lại lợi ích kép đang được những người nông dân vùng núi Yên Bái mở rộng phát triển.

Hùng Mạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận