Nền kinh tế này ước giảm 0,5% trong quý 4 năm nay so với quý 3 và trì trệ trong 3 tháng đầu năm 2022, theo dự báo do Viện Nghiên cứu kinh tế Ifo công bố ngày 14/12. Một nền kinh tế đang suy thoái khi thu hẹp trong hai quý liên tiếp. Sự tắc nghẽn nguồn cung đang diễn ra và làn sóng thứ tư của đại dịch đang làm chậm lại đáng kể nền kinh tế Đức.
Sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch được dự kiến ban đầu cho năm 2022 vẫn chưa thành hiện thực. Tăng trưởng dự kiến sẽ tăng vào mùa hè năm sau khi làn sóng ca nhiễm giảm xuống và tình trạng tắc nghẽn nguồn cung giảm bớt, nhưng việc khởi đầu chậm chạp trong năm sẽ khiến nhà máy sản xuất phải trả giá. Ifo đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2022 khoảng 1,4 điểm phần trăm xuống 3,7%.
![]() |
Ifo dự kiến lạm phát sẽ tăng 3,1% trong năm nay và 3,3% vào năm 2022, mức vượt xa mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Giá tiêu dùng dự kiến sẽ không trở lại bình thường cho đến năm 2023. Triển vọng ảm đạm được đưa ra khi các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với một làn sóng tiềm ẩn các ca nhiễm mới gây ra bởi biến thể Omicron, có thể gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu đang kéo dài và buộc các ngân hàng trung ương phải suy nghĩ lại kế hoạch rút hỗ trợ cho nền kinh tế.
Mới đây, Đức đã ghi nhận số người chết hàng ngày do Covid-19 cao nhất kể từ tháng 2, khi nước này phải vật lộn để kiểm soát đợt thứ tư của đại dịch. Đầu tháng này, Đức đã cấm những người chưa được tiêm chủng tiếp cận tất cả trừ các cơ sở kinh doanh thiết yếu nhất, chẳng hạn như siêu thị và hiệu thuốc, như một phần của các hạn chế mới.
Cơ quan Năng lượng quốc tế cảnh báo hôm 14/12 rằng, sự gia tăng các ca nhiễm Covid sẽ làm chậm sự phục hồi của nhu cầu dầu toàn cầu. Cơ quan này đã hạ dự báo nhu cầu dầu khoảng 100.000 thùng/ngày cho cả năm 2021 và 2022, cho rằng du lịch hàng không và nhiên liệu máy bay sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn toàn cầu đã giảm khoảng 10 USD/thùng kể từ đầu tháng 11 xuống dưới 75 USD.
Tuy nhiên, IEA cho biết, tác động lên nền kinh tế sẽ ít nghiêm trọng hơn so với các làn sóng đại dịch trước đây. Cơ quan này cho biết trong báo cáo hàng tháng cho tháng 12 rằng, các biện pháp ngăn chặn mới được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của virút có khả năng gây tác động tĩnh hơn đối với nền kinh tế so với các đợt Covid trước đó, đặc biệt là do các chiến dịch tiêm chủng rộng rãi.