Theo dự kiến, phái đoàn đàm phán của Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Thương mại Vương Thụ Văn dẫn đầu sẽ gặp đại diện Mỹ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quốc tế David Malpass. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thực hiện nhiều đợt thuế quan trả đũa đối với hàng hóa của nhau kể tử đầu năm nay và đã đe dọa đánh thuế thêm đối với hàng trăm tỷ đô la hàng xuất khẩu.
![]() |
Thông báo về cuộc họp sắp tới diễn ra sau một cuộc đàm phán giữa hai bên nhưng không rõ liệu nó sẽ diễn ra trước hoặc sau ngày 23/8 - khi Washington tiến hành đánh thuế thêm 16 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Vòng đàm phán chính thức cuối cùng giữa hai bên là vào đầu tháng 6 - khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở Bắc Kinh. Hiện không có phản ứng tức thời nào từ phía Bộ Tài chính Mỹ về thông báo của Bắc Kinh.
Khẩu hiệu “nước Mỹ là số 1” của Tổng thống Donald Trump đã gây ra rắc rối kinh tế cho đất nước, ví dụ như thiệt hại của nông dân trồng đậu tương ở Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang. Nhưng dường như các nhà hoạch định chính sách của Mỹ chưa thực sự quan tâm đến tiếng nói của các nhà sản xuất, cộng đồng quốc tế và các nhóm chuyên gia thông qua các cuộc tranh luận thời gian gần đây.
Tin tức về vòng đàm phán sắp tới đã giúp các cổ phiếu Trung Quốc giảm giá với chỉ số Shanghai Composite SSEC và chỉ số Hang Seng của Hồng Kong HSI đã giảm 0,4%, còn mức tương ứng là 1,9% và 1,7% trong phiên giao dịch sáng ngày 16/8. Các giao dịch tương lai của Mỹ cũng tăng khi chỉ số Dow e-minis.1YMc1 đã tăng 0,5% mặc dù sau đó đã cắt giảm một số lợi nhuận. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ở nước ngoài cũng đã tăng giá so với đồng đô la, tăng lên mức cao 6,9165 trước khi chững lại. Việc giảm bớt căng thẳng thương mại đã giúp giao dịch tương lai SCFcv1 của Trung Quốc giảm giá 14 tháng trong khi giá của hàng hóa nông nghiệp Trung Quốc đã giảm trong bối cảnh hy vọng rằng nguồn cung đậu tương của Mỹ được dùng để chế biến dầu ăn và thức ăn chăn nuôi có thể tiếp tục thực hiện nếu tranh chấp được giải quyết.