“Rồng lửa” TOS-3 Drakon sắp thể hiện sức mạnh tại UkraineVì sao đạn pháo thông minh Mỹ "thất sủng" ở Ukraine?Ukraine trước con đường bản địa hóa và hội nhập với quốc phòng phương Tây |
Quân đội Ukraine dự kiến nhận được tiêm kích F-16 do phương Tây viện trợ vào mùa hè này. Dù đã thực hiện các nhiệm vụ trên khắp thế giới trong vài thập kỷ qua, song vai trò chiến lược trên tiền tuyến của F-16 theo kỳ vọng của Kiev đang bị đặt dấu hỏi lớn.
Kiev từ lâu đã mong chờ tiêm kích F-16 từ các nước phương Tây để nâng cấp và bổ sung lực lượng không quân của mình sau hơn 2 năm xung đột, vốn chỉ gồm máy bay từ thời Liên Xô như Su-24, Su-25, Su-27 và MiG-29. Chúng sẽ đảm nhiệm các vai trò tấn công và phòng thủ quan trọng, đồng thời tăng cường hỏa lực bằng các loại vũ khí phù hợp.
Bốn thành viên NATO là Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đã cùng cam kết sẽ gửi hàng chục chiếc F-16 tới Ukraine, nơi các phi công của họ đang được đào tạo ở Mỹ và châu Âu. Các máy bay dự kiến sẽ xuất hiện trên bầu trời Ukraine vào một thời điểm trong mùa hè này, được cho là sớm nhất là trong tháng 6 tới.
Thế nhưng, mặc dù bay trong nhiều môi trường hoạt động đầy thách thức trong 50 năm qua, song những chiếc F-16 vẫn chưa xuất hiện trên chiến trường nguy hiểm nhất của chúng.
[WIDGET_VIDEO:::8272]
![]() |
Ukraine đã hối thúc các nước phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nhằm làm giảm ưu thế trên không của Nga. Ảnh: National Interest |
Theo các chuyên gia quân sự và cựu phi công Mỹ - quốc gia sản sinh ra F-16, việc tiêm kích này tham gia vào một cuộc chiến và đối đầu với một quân đội hàng đầu thế giới như Nga với lực lượng không quân, phòng không rất hùng mạnh là một tình huống rất khó khăn. Đây là kịch bản khó khăn nhất mà F-16 sẽ phải đối mặt.
Trong số các mối đe dọa mà F-16 của Ukraine có khả năng chạm trán là các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga như S-300 và S-400, máy bay Su-35 và MiG-31 trang bị tên lửa không đối không siêu thanh, hệ thống radar mạnh mẽ và phi đội máy bay cảnh báo sớm. Ngoài ra, kho vũ khí đất đối không của Nga hiện đại và tiên tiến hơn những hệ thống mà F-16 đã đối đầu trong các cuộc xung đột trước đây.
Theo trang tình báo nguồn mở chuyên theo dõi tổn thất trong chiến tranh Oryx, Ukraine đã mất ít nhất 86 máy bay kể từ khi xung đột nổ ra, qua đó nhấn mạnh mối nguy hiểm mà các phi công phải đối mặt trên bầu trời.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố tiêm kích F-16 sẽ không giúp Ukraine làm thay đổi tình hình chiến trường và Nga sẽ bắn hạ F-16 “giống như đã tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép và các thiết bị khác”.
Thậm chí, một trong những vấn đề lớn nhất mà F-16 sẽ phải đối mặt là cách bố trí và triển khai. Khi F-16 của Ukraine cất cánh, chúng có thể ngay lập tức nằm trong tầm bắn của những hệ thống đất đối không từ phía Nga. Nói cách khác, phi công Ukraine có thể bị theo dõi và nhắm mục tiêu trước khi họ bắt đầu thực hiện hành động.
F-16 là máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng thế hệ thứ tư do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 (tương đương 2.400 km/giờ), tầm bay 4.200 km. Dải nhiệm vụ của F-16 cũng khá đa dạng, từ hỗ trợ chiến thuật trên không, trấn áp hệ thống phòng không của đối phương, cho đến trinh sát và tác chiến điện tử. Nó được trang bị 11 giá treo để mang vũ khí các loại như tên lửa không đối không, không đối đất, cùng nhiều loại bom dẫn đường thông minh.