Hút thuốc lá: Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, có hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh.
Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm hành chính về hút thuốc lá tại nơi có quy định cấmHút thuốc lá sẽ gây ra đột biến ADN

Hút thuốc lá - nguyên nhân gây ra bệnh không lây nhiễm

Số liệu thống kê của các bệnh viện, sau đại dịch Covid-19, số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh ngày càng đông. Kết quả báo cáo từ 1.400 bệnh viện trên cả nước cho thấy, có tới 70% bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, ung thư… Trong đó, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh không lây nhiễm.

Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

TS. Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Khoa Khám bệnh và nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – cho biết: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh về đường hô hấp.

Nguyên nhân là do trong khói thuốc lá có hơn 5.000 thành phần hóa học được tìm thấy và hàng trăm thành phần trong số đó gây hại đến sức khỏe con người. Một số chất chủ yếu gây ung thư có trong khói thuốc như:

Butadiene hóa chất được dùng để sản xuất cao su. Đây được xem là một loại hóa chất gây ung thư và có thể gây ra một số bệnh ung thư máu.

Arsenic được dùng để bảo quản gỗ. Một số hợp chất arsenic có liên quan đến ung thư phổi, da, gan và bàng quang.

Benzene được dùng để sản xuất các hóa chất khác, có thể gây ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu ở người.

Cadmium là kim loại được dùng để sản xuất pin. Cadmium và hợp chất cadmium có thể gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt.

Chromium VI dùng để chế tạo kim loại hợp kim, sơn và thuốc nhuộm. Các hợp chất Chromium VI gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư mũi, xoang mũi.

Formaldehyde được dùng để sản xuất các hóa chất khác và nhựa, còn được dùng như một chất bảo quản. Formaldehyde gây bệnh bạch cầu, ung thư ở các mô hô hấp.

Polonium-210 là một nguyên tố phóng xạ đã được chứng minh gây ung thư ở động vật.

Tar được tạo ra từ một số hóa chất có trong khói thuốc lá. Chất này để lại dư lượng màu nâu, dính trên phổi, răng và mô.

Ứng xử thế nào với thuốc lá?

Trong những năm qua, nhận thức của người dân về tác hại của khói thuốc ngày được nâng cao. Nhiều tỉnh, thành phố, các bộ, ban ngành đã quan tâm triển khai các quy định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các cơ sở y tế, trường học, cơ quan, xí nghiệp; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. Thông qua hoạt động tuyên truyền, tỷ lệ người hút thuốc lá có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, qua thống kê của cơ quan chức năng, người mắc bệnh có liên quan đến thuốc lá vẫn có xu hướng tăng. Còn một bộ phận người dân chưa nâng cao nhận thức và nói “không” với tác hại của thuốc lá.

PGS, TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - chia sẻ, sức khỏe là vốn quý của mỗi cá nhân, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ không chỉ của ngành y tế mà còn còn của các bộ, ban ngành và toàn xã hội. Để đạt được những kết quả khả quan hơn trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá cần sự chung tay của cả cộng đồng nhằm triển khai các giải pháp đồng bộ như tuyên truyền tích cực, liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh truyền thông trực tiếp với những đối tượng ít tiếp cận với thông tin...

Bên cạnh đó, công tác thanh tra kiểm soát thuốc lá là nhiệm vụ quan trọng đối với phòng, chống tác hại thuốc lá. Nếu không chung tay với sức khoẻ cộng đồng, không tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá thì ngành y tế và xã hội sẽ vẫn phải đối mặt với những gánh nặng về sức khỏe do thuốc lá gây ra.

Hoạt động kiểm tra, xử phạt tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn công an các tỉnh/thành phố chỉ thành công khi có sự tham gia quyết liệt của cảnh sát phụ trách mảng quản lý hành chính về trật tự xã hội các cấp.

Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có ý kiến, cần hoàn thiện hơn nữa chính sách phòng chống tác hại thuốc lá. Trong đó, cần phân biệt, quy định rõ ràng về quảng cáo và tiếp thị, khuyến mại, tài trợ cũng như quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá thuốc lá. Tăng cường hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm theo Nghị định 117/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo dõi chặt chẽ việc thực thi xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá thuốc lá; lồng ghép sử dụng ứng dụng phần mềm trong các hoạt động khác của các cơ quan, đơn vị…..

Báo cáo của tổ chức y tế thế giới, thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận