Nhằm tăng cường, mở rộng và phát triển các hoạt động nhân đạo, đặc biệt là thực hiện các chương trình, đề án và dự án về an sinh xã hội ưu tiên của Chính phủ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị để tập trung đánh giá kết quả chương trình viện trợ nhân đạo tại Việt Nam 5 năm qua và định hướng ưu tiên trong các hoạt động nhân đạo giai đoạn tới.
Trong 5 năm qua, tổng trị giá hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đạt 2.000 tỷ đồng/năm, trợ giúp 7 triệu lượt người nghèo/năm. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã vận động 300 triệu đô-la Mỹ/năm với sự tham gia đóng góp của gần 1.100 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với 100% các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhân đạo dưới nhiều hình thức.
![]() |
Niềm vui của bà con dân tộc nghèo huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) khi được hỗ trợ bò giống |
Tại Hội nghị, các đại biểu đãcùng thảo luận về những cơ hội, thách thức, giải pháp về tăng cường trợ giúp nhân đạo trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Các tổ chức, doanh nghiệp cùng cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động trợ giúp nhân đạo, an sinh xã hội, đưa ra định hướng hoạt động trợ giúp cộng đồng, địa bàn trợ giúp, đối tượng hưởng lợi...
Tham dự Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội nghị và tin tưởng thông qua Hội nghị, hoạt động nhân đạo ngày càng được mởrộng, phong phú, hiệu quả. Chúc mừng thành tích trợ giúp nhân đạo của các cơ quan đã đạt được thời gian qua, đồng chíTrương Thị Mai cảm ơn sựgiúp đỡ của các tổchức quốc tế, các nhàhảo tâm đối với nhân dân Việt Nam trong 30 năm qua. Đồng thời nhấn mạnh, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn rất khókhăn, cần sựgiúp đỡ của toàn xãhội với tinh thần tương thân, tương ái, qua đó đồng chíđềnghịthời gian tới, các cơ quan, tổchức tìm giải pháp trợgiúp nhân đạo hiệu quảhơn, huy động sự tham gia đông đảo cộng đồng xãhội. Mỗi tổchức cần xây dựng mục tiêu, kếhoạch cụ thể, chủđộng triển khai các thỏa thuận hợp tác, nắm chắc các ưu tiên đểnâng cao hiệu quả, tính thiết thực của các hoạt động nhân đạo.
Tại Hội nghị, 12 đơn vị, tổ chức đã ký Chương trình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, trong đó, có Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc. Nội dung phối hợp giữa hai bên nhằm tuyên truyền các giá trị nhân đạo, giáo dục truyền thống nhân ái của dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc. Tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy những phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Triển khai các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xóa đói, giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, những nội dung có liên quan đến công tác dân tộc và công tác nhân đạo. Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án trợ giúp xã hội liên quan đến công tác dân tộc, công tác nhân đạo; Tổchức các sựkiện quyên góp ủng hộ đồng bào nghèo làngười dân tộc thiểu số; Hướng dẫn xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến…
Tại Hội nghị, 13 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ủng hộ và cam kết ủng hộ trực tiếp hoạt động nhân đạo tại Việt Nam với tổng trị giá 185,630 tỷ đồng. |