Hiệu quả toàn diện và lâu dài khi đầu tư cho hạ tầng giao thông

Những cây cầu, tuyến đường mới ở các địa phương trên cả nước đã đem lại một diện mạo mới về hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội.
Thủ tướng: Thần tốc hơn nữa trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tảiKéo dài tuyến cao tốc Bắc - Nam đến Mũi Cà Mau: Bộ Giao thông Vận tải nói gì?

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 Hà Nội đã được khánh thành và thông xe phục vụ cho việc đi lại hai bên bờ sông Hồng. Sự kiện này cùng với hàng loạt các sự kiện khánh thành các đường giao thông, đường cao tốc, cây cầu mới đã đem lại một diện mạo mới về hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội.

Hiệu quả toàn diện và lâu dài khi đầu tư cho ngành giao thông vận tải
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song và có hình dáng tương tự cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1

Riêng đối với cầu Vĩnh Tuy, trước đây qua cầu 1 phải mất từ 25-30 phút; sau khi có thêm cầu 2 thì đi từ Hà Nội lên phía Bắc hoặc ngược lại chỉ mất từ 5-7 phút. Bài toán nhỏ trên cho ta thấy khi tập trung đầu tư những công trình giao thông trọng điểm, thì hiệu quả tức thời sẽ đem lại cho xã hội, doanh nghiệp, người dân một cách rõ rệt.

Rồi đây sẽ có những thống kê cụ thể về hiệu quả nêu trên như: Khi cầu đã được mở rộng thì sẽ tiết kiệm bao thời gian, bao xăng dầu... Đầu tư cho giao thông nếu được đi trước một bước, đầu tư hiện đại đáp ứng được nhu cầu vận tải chung chắc chắn sẽ đem lại những kết quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Riêng đối với hoạt động thương mại, nhu cầu vận chuyển để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu đến nơi tiêu thụ và xuất khẩu, là một nhiệm vụ diễn ra từng ngày, từng giờ đối với doanh nghiệp. Hạt gạo, con cá, lá rau, cân thịt,… nếu giao thông vận tải được thông suốt thì việc vận chuyển nhanh chóng, kịp thời sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Giá thành vận chuyển hàng hóa sẽ giảm, hàng đỡ hao hụt, giảm phẩm cấp hơn, từ đó sẽ có tác động đến việc thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nguồn cung dồi dào và phục vụ cho tiêu dùng với giá cả hợp lý hơn.

Một khi chuỗi cung ứng hàng hóa được thiết lập một cách chặt chẽ, hiệu quả, lợi nhuận sẽ được hài hòa trên một hệ thống giao thông vận tải thông suốt.

Điện và giao thông phải đi trước một bước. Thực tế ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam đã thấy rõ điều đó. Trên thế giới hiện nay, trong tình hình các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do nhiều nguyên nhân vẫn chưa hàn gắn đầy đủ, sự cạnh tranh về mặt kinh tế chủ yếu nhằm vào cự ly và tốc độ vận chuyển hàng hóa đi các nơi.

Ngay tại Đông Nam Á, một ví dụ cho thấy Thái Lan cũng đang có những chuyển biến tích cực cho việc kết nối, đầu tư cho giao thông vận tải. Việc hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc từ Trung Quốc đi qua Lào và thông suốt kết nối với hệ thống đường bộ hiện đại, đã đưa Thái Lan nâng cao hiệu quả việc vận chuyển hàng từ Đông Bắc Thái Lan sang Trung Quốc khá nhanh chóng.

Đó là một dẫn chứng cụ thể làm cho chúng ta suy nghĩ và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng giao thông một cách đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không, nhà ga, bến cảng, sân bay...

Tin tưởng rằng, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp, 5 - 10 năm tới diện mạo giao thông của chúng ta sẽ có những thay đổi căn bản, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận