Dư âm trống hội làng Mai
Chính luận 3514:58 | 12/02/2025Theo dõi Congthuong.vn trên
"Dư âm trống hội làng Mai" là nhan đề bài Podcast hôm nay, bài viết của tác giả - nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, nguyên Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, Đài PT - TH Hà Nội. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Sau mỗi keo đấu vật thờ Thánh, có tính chất thao diễn tượng trưng, màn "xe đài" ông lão Tư Đẩy chỉ còn có thể chạy quanh bên xới, cổ vũ cho các trai đô trẻ trong làng. Nhưng đã mấy năm rồi, trai đô làng Mai không giật được giải của chính hội làng mình.
Mỗi năm sau trận chung kết, nhìn các trai đô thiên hạ hùng dũng giật giải, mình trần, khố đỏ lễ tạ thánh hoàng làng, lòng lão đô vật oai hùng một thời không khỏi thoáng chút ngậm ngùi, xót xa...
Trong sâu thẳm tâm tư người Mai Động vẫn mong sẽ đến một ngày nào đó trai làng Mai lại có thể giật giải ở chính hội vật của làng Mai.
Tùng tùng tùng tùng... Những hồi trống hội làng Mai Động rung lên trong không trung. Lá cờ đại trước cổng đình bay như lượn sóng trong gió xuân. Khói nhang thơm hòa trong màn sương sớm bảng lảng giăng đầy lối ngõ. Đầu xuân sớm, khi cây đa đầu đình vừa kịp trổ lứa búp lộc non tơ đầu tiên mịn màng như nhung lụa thì những tiếng trống hội làng Mai đã trỗi dậy vang động khắp cả một vùng phố thị, xóm làng rộng lớn. Gần 2000 năm đã qua, những hồi trống hội làng Mai đã trở thành những lời mời gọi vô cùng linh diệu cho con dân làng Mai từ tứ xứ trở về quần tụ nơi chốn tổ trong ngày hội vật Mai Động truyền thống từ xa xưa. Ca dao cổ Hà Nội đã có câu: Thanh Trì có bánh cuốn ngon / Có lò đấu vật, có con sông đào.
Ngày mùng bốn tháng Giêng âm lịch hàng năm chính là ngày khai hội của làng quề Mai Động đã bao đời nay. Hội làng Mai Động có những màn đấu vật đã từng nổi danh khắp xa gần.
Ông lão Tư Đẩy năm ấy tuổi đã ngoại bẩy mươi, tóc trắng như cước. Song nhìn những đường bước cùng với những mảng miếng tren xdi vat cia ong lac, thi cac do tre trai tu6i doi muci cũng thế mà học theo. Ông lão Tư Đẩy chính là một trong những đại diện sáng giá của làng vật Mai Động vào những năm giữa của thế kỷ XX. Nhưng theo quy luật của tạo hoa, không ai có thể trẻ mãi.
Hàng chục năm nay, ông lão Tư Đẩy chỉ có thể thi đấu thao diễn tượng trưng trong những keo vật thờ Thánh, keo vật khai hội mà thôi. Keo vật thờ mang tính nghi lễ và ước lệ cao với động tác đầu tiên gọi theo lối cổ là múa Xe đài bái Thánh.
![]() |
Trống hội làng Mai |
- Già rồi, lão chỉ lấy chén rượu làm vui thôi. Chứ mà thời trai trẻ thì lão đánh bay hết. Tư Đầy làng Mai chưa có thua keo nào bao giờ. Nhưng mấy năm nay thì chịu rồi. Nhường cho lới trai trẻ thôi.
Mai Động, xưa là hương Cổ Mai là vùng đất rộng lớn nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long, thuộc huyện Thanh Trì cũ.
Tương truyền, vào những năm đầu công nguyên, có một người trai đô gốc ở xứ Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa) tên là Tam Trinh, người họ Nguyễn, ra nơi đây mở lò luyện võ cho trai đinh trong vùng. Mùa xuân năm 40, theo lời hiệu triệu của Hai Bà Trưng, Đô Trinh đã dẫn đầu 3000 trai đô trong vùng lên đường diệt giặc, góp công thu lại giang sơn gấm vóc. Hội vật làng Mai tương truyền cũng khởi nguồn từ ấy, trải đã kể gần hai ngàn năm. Lễ khai hội nhằm ngày mồng bốn tháng giêng, khi hương xuân, vị tết còn nồng nàn trên từng ngõ xóm. Lễ hội diễn ra tại sân đình Mai Động, nơi mà dân làng lập làm nơi thờ tự Đức Thánh Tam Trinh là thành hoàng tối linh, tối hảo của muôn đời.
Mở đầu dịp hội xuân làng Mai Động bao giờ cũng là lễ rước kiệu của Đức Thánh Tam Trinh từ nghè Mai Động ra đình Mai Động.
Tiếp đó là lễ dâng hương trang trọng và linh thiêng để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh với bà con dân thôn và khắp cả một vùng đất rộng lớn lân cận.
Lệ vật Mai Động có hai vai trọng tài đó là trọng tài trống và trọng tài sới.
Cuộc thi đấu sẽ bắt đầu khi trọng tài trống nổi hồi tróng khai hội. Tiếp đó, trọng tài sới sẽ giữ phần chỉ huy trận đấu, phân định thắng thua.
Sới vật được mở ngay trước sân đình, mở đầu cuộc thi bao giờ cũng là màn đấu vật do các lão đô vật kì cựu đã từng nhiều năm thi đấu và giật giải trong các kì hội làng thể hiện gọi là keo vật thờ
Thánh. Ngày đầu tiên trong cuộc thi đấu vật Mai Động, ngày 4 tháng Giêng bao giờ cũng dành cho các đô vật tuổi thiếu niên và nhi đồng thể hiện tinh thần trân trọng những mầm non tài năng của quê hương. Tuy nhiên, không khí thi đấu bao giờ cũng rất sôi động. Từ những giải đấu thiếu niên này biết bao thế hệ trai đô Mai Động đã trưởng thành và giành giải ở các cuộc thi dành cho các đô vật trưởng thành lừng danh toàn quốc. Ngày thứ hai, mùng 5 và ngày thứ ba, mùng 6 tháng Giêng là dành cho các cuộc thi đấu của các đô vật trưởng thành. Tự bao năm qua, sới vật Mai Động không chỉ là nơi hội tụ của các trai đô, lão đô trong làng mà còn thu hút danh tài từ tứ chiếng đến tỉ thí, so tài. Lệ thi vật dân gian truyền thống Mai Động không quy định cân nặng hay tuổi tác, chỉ là các trai đô trên 18 tuổi trở lên là có thể thách đấu và nhận lời thách đấu.
Sới vật sân đình Mai Động chính là nơi các trai đô thể hiện bằng hết các miếng võ dân gian cổ truyền đã được rèn tập suốt bao năm tháng. Không khí của các cuộc thi đấu cứ theo thời gian mà hun máu đến mức cao độ và buổi thi đấu kết hội vào chiều ngày 6 tháng Giêng. Lệ làng Mai Động quy định, mỗi đô vật sẽ thi đấu ba keo, thời gian mỗi keo không quy định dài ngắn. Cứ hẽ thắng thua rõ ràng là kết thúc. Có khi keo đấu chỉ bắt đầu vài mươi giây đã kết thúc, có khi keo đấu kéo dài vài giờ đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Cựu đô vật Nguyễn Đoàn Thụy, người làng Mai Động còn nhắc nhớ:
- Sau ba keo đấu liên tục, hễ đô vật nào thắng cả ba đối thủ khác nhau thì đô ấy được giải. Nhưng mà trong lịch sử hội vật Mai Động có nhiều năm trời đã sập tối mà cuộc đấu vẫn dằng dai quyết liệt cho nên vẫn chưa phân định được giải. Vậy là các bô lão trong làng đành đi đến quyết định là chia đôi giải.
Những năm gần đây, giải thưởng cao nhất hầu như đều được trao cho các trai đô đến từ các sới vật ngoài làng Mai Động. Cụ Triệu Văn Hữu người làng Mai Động bày tỏ niềm tiếc nuối:
- Giải vật thờ Thánh bao giờ cũng phải trung thực, công minh.
Ai xứng đáng thì được nhận giải vào bái Thánh. Nhưng mà trước đây trai đô Mai Động thường khó để trai đô thiên hạ giành giải như mấy năm gần đây. Nghĩ cũng có chút chạnh lòng.
Khác với mọi hôm, lão đô Dũng hôm nay dậy từ rất sớm, lũ cháu nhỏ đang đợi ông dẫn ra đình dự hội, ngày hội mà chúng hằng mong mỏi suốt một năm ròng. Bà nhà biết ý, đã sắp cho ông một bộ quần áo đẹp. Chẳng gì thì bốn mươi năm trước, khi ông còn là một trai đô trẻ giỏi giang trong làng, sau lớp ông Tư Đẩy.
Đã có biết bao cô gái làng Mai từng phải lòng anh đô Dũng, rồi rốt cùng chỉ mình bà được theo ông về làm bạn. Thế mà, ra đến đám hội, ông đã hầu như quên mất có bà đi theo. Ông lao vào không khí đám hội bừng bừng, sôi sục. Chuyện đó là lẽ thường ở làng Mai này, khi mà ở làng, máu mê vật dường như lúc nào cũng chảy rừng rực trong huyết quản mỗi người đàn ông. Hào hứng xem lũ trẻ trong làng thi đấu, ông Dũng như sống lại cả một thời thơ ấu mê say thuở nào. Nhưng lũ trẻ làng Mai bây giờ thi đấu với nhau xem ra chỉ có chung một quyết tâm chiến thắng bằng sức lực, mà chẳng hề biết đến những mảng miếng, lệ luật võ vật dân tộc cổ truyền. Kể cũng tội nghiệp, chúng nào có được học hành luyện tập đến nơi đến chốn bao giờ đâu.
Lệ làng từ xa xưa trước ngày vào hội từ những lò vật nhỏ nằm rải rác trong khắp các thôn xóm đã diễn ra những cuộc đấu tập rèn luyện những miếng võ vật cổ truyển của làng Mai cho các đô vật, đặc biệt là các đô vật trẻ tuổi lớp cháu con. Rồi cứ tiếp nối như thế ông truyền cho cháu, cha dạy cho con, anh rèn cho em. Gia đinh, họ hàng và xóm giềng động viên, cổ vũ nhiệt liệt, đó chính là một trong những lề lối để giữ lại truyền thống thượng võ của cha ông xưa và rèn luyện sức khỏe cho người dân trong cả làng. Đó cũng chính là những cuộc rèn tập để chờ đến các cuộc đua tài hội xuân làng Mai Động. Nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài, khó ai biết được những thăng trầm của lò vật làng Mai. Ông Dũng than thở:
- Ngày xưa trai trẻ chúng tôi ăn có lúc chả đủ no nhưng luyện tập thì hăng hái lắm. Bây giờ đám trai trẻ chúng nó cứ say mê những trò gì chả biết. Đất làng vật mà chả mấy ai còn tập tành rèn luyện như ngày xưa.
Nếu như ông lão Tư Đẩy là đại diện cho lớp đô vật làng Mai vào những năm 50, ông Dũng là đại diện cho thế hệ kế tiếp ở thập kỷ 60, thì anh chàng trọng tài của trận đấu hôm ấy, anh đô Toàn là một trong những người đại diện cho lớp trai đô của làng vào thập niên 80 của thế kỷ XX. Anh đô Toàn, người nghềnh ngàng cao lớn chẳng khác nào pho tượng ông tướng cửa đình. Giọng nói nghe ồm ồm, ra dáng con nhà nòi võ vật. Trong ký ức của anh, làng Mai chưa bao giờ không sẵn những đô tài nổi danh, đặc biệt là những đô vật trước anh một thế hệ, thế hệ của thập niên 70, thế kỷ XX với biết bao ngón nghề mà anh từng khâm phục. Những chuyện đó như cũng đã lùi xa vào dĩ vãng, mỗi khi nhớ tới, là một lần lòng kiêu hãnh lại xen chút ngậm ngùi:
- Ví dụ có những miếng sườn nhanh, mà người ta gọi là sườn cóc. Nghĩa là vào sới có thể vật ngã đối thủ trong tích tắc. Lại có những miếng như là miếng sườn quỳ. Khi bị đối phương đánh ngã, ngã quỳ trên sới rồi mà vẫn có thể dùng miếng sườn quỳ ấy quật ngã lại đối phương. Lại có khi đã ở cuối thế lồng tay tư, sắp gục mà dùng được miếng vật, gọi là miếng moi, quay ngang đánh ngã đối phương. Nhưng những miếng vật hay như thế, bây giờ hiếm thấy ở lớp trẻ.
Có nhiều yếu tố khiến cho phong trào vật ở Mai Động chỉ dừng ở bề nổi, chỉ dừng ở vẻ rực rỡ hình thức trong lễ hội, mà không đi vào chiều sâu của việc rèn luyện thể dục, thể thao, bảo vệ sức khỏẻ, duy trì tinh thần thượng võ. Trước hết là do thiếu các điều kiện luyện tập như sân bãi, kinh phí. Như nhiều làng xã ven đô, làng Mai Động, không mấy chốc sẽ trở thành phố. Dấu ấn văn hoa làng quê xưa cũ đang dần phôi pha. Những tập tục cổ truyền hầu như cũng đang sắp lạt phai theo năm tháng, hoặc bị chìm lấp dần trong nhịp sống đô thị hiện đại. Nhưng ngẫm lại thì nguyên nhân dẫn đến sự mai một dần của phong trào luyện tập võ vật thường xuyên ở Mai Động, chính là thiếu một sự quan tâm, động viên, và thiếu trách nhiệm tổ chức, tập hợp của chính quyền và các cơ quan chức năng hữu quan, như ngành văn hóa thông tin và ngành thể dục thể thao.
Có một mảnh vườn nằm sâu giữa làng trước đây từng là một xới luyên vật có hàng chục trai đô của làng góp mặt. Nhưng giờ đây, nó hầu như đang bị bỏ hoang. Bà Lê Thị Loan, một người phụ nữ có ông chồng và cả hai đứa con trai đều mắc máu mê vật, đang dùng chiếc chổi tre quét sàn sạt trên mảnh vườn lỏng chỏng mấy tay tạ cũ gỉ cùng mấy món đồ nghề luyện tập thể dục mốc thếch:
- Mấy năm trước, bố con chúng cũng gọi được thêm mấy đô trẻ trong làng đến tập luyện. Tập xong, có mùa giành giải nhất đấy.
Thế nhưng mà rồi phường phố chẳng có gì quan tâm động viên, duy trì, nên bố con chúng cũng nản. Mấy năm rồi toàn là người thiên hạ về giật giải của làng thôi. Trai làng chỉ vật ở vòng ngoài, không mấy ai vào đến vòng kết.
Nguyễn Văn Trường là một chàng trai Mai Động cách đây ba bốn năm đã từng giật giải hội làng. Không hiểu sao, có lúc ma đưa lối, quỷ dẫn đường, chàng trai đô đã sa vào làn khói ma tuý đây huyễn hoặc. Tại Mai Động, đó không phải là trường hợp đáng buồn duy nhất. Bây giờ, Trường đang trong giai đoạn cai nghiện tại nhà, khó khăn và khổ sở biết mấy. Có lẽ, chỉ có trò luyện vật cho lũ trẻ là niềm vui bé nhỏ của chàng trai. Liệu rồi anh có trở lại được phong độ của một thời không xa lẫy lừng trên xới vật? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời.
Thiếu đi một lớp trai đô thời hiện tại, đó là một thiệt thời cho đất làng Mai. Thế nhưng đối với những con người giàu tâm huyết trong làng, thì việc bắt đầu trở lại chưa bao giờ lại có thể coi là muộn. Nhất là khi lớp trẻ mê vật trong làng, cũng hàng trăm đứa.
Chúng mê từ tiếng trống hội làng mà mê sang những mảng miếng thần tình của cha ông. Hướng cho chúng vào một niềm mê say lành mạnh, tức là đã góp phần giúp cho lớp trẻ có điều kiện lánh xa những tệ nạn xã hội nguy hiểm như cờ bạc, nghiện ngập, những tệ nạn đang lây truyền khá là mạnh mẽ ở ngay chính mảnh đất văn hiến lâu đời này. Ông lão đô vật Dũng ở tuổi ngoại lục tuần vẫn tràn ngập hy vọng ở lớp trẻ. Giữa những buổi luyện tập, ngẫu hứng, ông thường kể cho chúng về một thời hào sảng, trẻ trung năm nào:
- Ngày xưa, khi ông còn trai trẻ, dịp lễ hội mùa xuân, thường nhóm bạn đi vật hội khắp các làng xã mấy tỉnh thành, thắng thua đều háo hức lắm. Đến dịp hội Gióng mồng chín tháng Tư âm lịch mới coi như kết thúc. Con người ta qu nhất là sức khoẻ. Có sức khoe mới có thể làm ra của cải, gây dựng cuộc sống ấm no.
Trong đám hội làng Mai Động mồng 4 tới mồng 6 tháng Giêng, người ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều gương mặt già trẻ gái trai từ khắp nơi về tụ hội. Đặc biệt là người dân trên các phố Hà Nội.
Một ông lão mặc bộ com lê màu ghi sáng, đội chiếc mũ phớt sang trọng tươi cười xưng tên là Lê Văn Hùng, nhà ở số 71 phố Nguyễn Lương Bằng. Tuy đã ở tuổi ngoại bẩy mươi nhưng chưa năm nào ông bỏ một mùa hội làng Mai. Mỗi lần dự hội, ông như thấy mình thêm một lần trẻ lại:
- Nghe tiếng trống thúc là thấy như mình cũng muốn lao vào xới vật. Người cứ như uống được liều thuốc tiên. Tôi còn sống còn mong đến mùa xuân, còn đi xem hội vật làng Mai. Thật đấy.
Còn mấy cô nữ sinh trung học, đang còn khoác nguyên ba lô sách vở trên vai, những gương mặt sáng ngời và những đôi mắt lấp lánh đang háo hức chờ đón điều gì sau hồi trống kết hội? Nguyễn Thanh Mai, nữ sinh trường trung học phổ thông Minh Khai rất hồ hởi:
- Chúng em vừa tan buổi học đầu xuân mùng sáu tết là về ngay đây còn kịp xem màn chung kết. Nghe trống giục rất phấn khích. Giống như tham gia trò chơi cảm giác mạnh. Xem ai thắng giải chúng em vào xin chụp kiểu ảnh đưa FB cho oách ạ.
Khoảng trên chục năm trở lại đây, luồng gió đổi mới trong nền kinh tế xã hội của thành phố đã thổi một luồng sinh khí mạnh mẽ làm sống dậy những truyền thống văn hóa tinh thần tốt đẹp trong quá khứ. Truyền thống thượng võ lâu đời của dân làng Mai cũng trở lại rạng rỡ cùng những kỳ hội làng mùa xuân.
Vợ chồng anh đô Toàn dù hàng ngày phải lao tâm lăn lộn chốn thương trường vì cuộc mưu sinh thường nhật, nhưng mỗi dịp tết đến, xuân về, không bao giờ quên mua một cành đào thật lớn dâng lên ban thờ tổ. Đó chính là ý nguyện của ông nội anh thưở sinh thời, khi cụ còn là một đô vật nổi danh hàng đầu của làng Mai những năm trước Cách Mạng Tháng Tám. Bởi vì hội làng Mai mở đúng dịp Tết Nguyên đán, cùng với mùa đào hoa rực rỡ. Và sâu xa trong ý nguyện đó, là ước mong cho truyền thống thượng võ của người làng Mai mãi mãi rỡ ràng, cho mãi mãi hội làng Mai xứng danh trong nỗi nhớ và niềm tự hào không chỉ của người làng Mai.
Sau mỗi keo đấu vật thờ Thánh, có tính chất thao diễn tượng trưng, màn xe đài ông lão Tư Đẩy chỉ còn có thể chạy quanh bên xới, cổ vũ cho các trai độ trẻ trong làng. Nhưng đã mấy năm rôi, trai đô làng Mai không giật được giải của chính hội làng mình. Mỗi năm sau trận chung kết, nhìn các trai đô thiên hạ hùng dũng giật giải, mình trần, khố đỏ lễ tạ Thánh hoàng làng, lòng lão đô vật oai hùng một thời không khỏi thoáng chút ngậm ngùi, xót xa... Trong sâu thẳm tâm tư người Mai Động vẫn mong sẽ đến một ngày nào đó trai làng Mai lại có thể giật giải ở chính hội vật của làng Mai.
Và anh độ Toàn cũng vậy, vẫn khắc ghi trong dạ một nỗi buồn sâu thẳm. Thế nhưng khi tiếng trống hội làng bắt đầu trỗi dậy, anh lại mê say lao vào vị trí trọng tài mà dân làng giao phó. Mà phẩm chất cao đẹp nhất của người trọng tài là công bằng và phân minh, trung thực và vô tư.
Kể từ khi được phục hồi, danh tiếng của hội vật Mai Động ngày càng trở nên sáng giá thu hút rất nhiều danh tài tứ xứ, kể cả các tuyển thủ trong đội tuyển vật quốc gia về tranh tài và đoạt giải.
Người được giải sẽ được trao phần thưởng lên tới hàng triệu đồng do dân làng Mai Động đóng góp và được mang nguyên trang phục thi đấu đơn sơ vào lễ tạ Đức Thánh hoàng làng. Tuy nhiên, trong sâu thẳm tâm tư người Mai Động vẫn mong sẽ đến một ngày nào đó trai làng Mai lại có thể giật giải ở chính hội vật của làng Mai. Và anh đô Tài cũng như biết bao những cựu đô vật của làng Mai, vẫn hằng gửi gắm bao hy vọng vào lớp đô vật tý hon của làng. Chờ tới những mùa hội làng xuân mới, sẽ lại có lúc, anh kiêu hãnh giương cao cánh tay của trai đô làng Mai trong niềm vui chiến thắng.
Tùng tùng tùng tùng... Tùng tùng tùng tùng... Nhớ sao những hồi trống vật làng Mai.
Nội dung Podcast đến đây xin được tạm dừng, thân mến chào tạm biệt quý vị!