Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - xung quanh vấn đề phát triển nông nghiệp của Đồng Tháp trong thời gian tới.
Lần đầu tiên xuất khẩu hàng hóa Đồng Tháp đạt 1,2 tỷ USDĐồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao hiệu quả kết nối cung cầuPhiên chợ Nông nghiệp xanh 2018 - Kết nối nông sản Đồng Tháp với người tiêu dùngĐồng Tháp đẩy mạnh liên kết vùng tiêu thụ nông đặc sản địa phương |
Xin ông chia sẻ những kết quả mà ngành nông nghiệp Đồng Tháp đạt được trong năm qua?
Năm 2018, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp Đồng Tháp đạt trên 42.500 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng trưởng cả năm đạt trên 5%, gần gấp đôi kế hoạch đặt ra hồi đầu năm. Đây được xem là mức tăng trưởng đột phá trong nhiều năm trở lại đây, trong đó lúa và cá tra là những ngành hàng trọng điểm, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chưa từng có của ngành nông nghiệp Đồng Tháp.
Kết quả này có được là do ngành nông nghiệp Đồng Tháp tiếp tục đổi mới phương thức hỗ trợ về kỹ thuật cho người nông dân. Trong đó, ưu tiên nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, giảm giá thành sản xuất và mô hình hỗ trợ kỹ thuật cần xây dựng phù hợp theo các quy chuẩn kỹ thuật của doanh nghiệp thu mua, phân phối để sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được gắn kết tiêu thụ ổn định ở thị trường trong nước và cả xuất khẩu.
![]() |
Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời phỏng vấn báo Công Thương |
Những kết quả mà ngành nông nghiệp Đồng Tháp đạt được là do thực hiện tái cơ cấu đúng hướng, ông có thể cho biết cụ thể hơn về kết quả tái cơ cấu mà tỉnh đã đạt được?
Là tỉnh tiên phong thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay Đồng Tháp đã chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp với 5 ngành hàng chủ lực là lúa gạo, xoài, cá tra, hoa kiểng và chăn nuôi vịt. Tỉnh cũng đã cùng với các địa phương khác là Long An và Tiền Giang thực hiện Đề án liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười, hướng trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu nông, thủy sản. Với những giải pháp trên, đến nay giá trị sản xuất nông nghiệp trung bình của tỉnh đã đạt trên 118 triệu đồng/ha, tăng 49 triệu đồng/ha so với năm 2008.
Để đạt được kết quả này, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã áp dụng 6 giải pháp kỹ thuật nhằm giảm giá thành trong sản xuất lúa gạo, cùng triển khai cơ giới hóa trên đồng ruộng, đẩy mạnh mô hình cánh đồng lớn; đồng thời thí điểm sản xuất lúa theo hướng hữu cơ…
Đáng chú ý, thời gian qua thông qua các chương trình khởi nghiệp, các chương trình liên kết với các hội quán sản xuất nông nghiệp, người nông dân trong tỉnh bắt đầu có sự liên kết chặt chẽ với các chuyên gia, nhà vườn, người thu mua, kênh phân phối, người tiêu dùng... nhằm đảm bảo hiệu quả sản suất và tiêu thụ. Nhờ đó, tới nay một số mặt hàng nông sản thế mạnh như xoài, cam, ớt, nhãn, cá da trơn được các thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Mỹ... ưa chuộng.
![]() |
Phiên chợ nông nghiệp xanh, an toàn tại tỉnh Đồng Tháp |
Xin ông cho biết những chính sách mà tỉnh đang quan tâm, hỗ trợ cho nông dân trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để hướng nền nông nghiệp của Đồng Tháp phát triển ngày càng bền vững?
Hiện Đồng Tháp có trên 1.500 cơ sở sản xuất, cung ứng giống thuỷ sản, có vùng nuôi được cấp chứng nhận tiêu chuẩn trong nước và quốc tế là 802ha. Để việc sản xuất của bà con nông dân được hiệu quả hơn, tỉnh đã có sáng kiến thành lập Hội quán làm trung tâm kết nối cộng đồng sản xuất nông nghiệp. Đến nay, tỉnh đã có 51 Hội quán với từng ngành hàng riêng biệt của từng địa phương. Ngoài ra, tỉnh còn có các mô hình làm nông nghiệp mới “cây xoài nhà tôi” có sức lan toả mạnh, tổ chức mở các điểm du lịch sinh thái tại các vườn cây ăn trái, vườn hoa sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.
Bên cạnh đó, nhằm kết nối, tạo các kênh tiêu thụ nông lâm thủy sản ổn định cho nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn cũng như với các tỉnh thành, Đồng Tháp đã tổ chức các phiên chợ nông sản. Từ các phiên chợ nông sản xanh tổ chức trên địa bàn sẽ là dịp để các nhà vườn, doanh nghiệp, sản xuất nuôi trồng theo sản phẩm sạch, an toàn, giới thiệu cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối biết để tạo kênh tiêu thụ ổn định cũng như tìm kiếm các kênh xuất khẩu nông sản. Đây là hướng mà tỉnh Đồng Tháp đang tập trung thực hiện để các vùng chuyên canh, các vùng trồng nông sản chất lượng cao từ khâu trồng, chế biến, bảo quản, đưa các sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Với những kết quả khả quan nói trên, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hình thành những vùng chuyên canh lâu dài như xoài, ổi, nhãn, thanh long... đó là những vùng chuyên canh được đầu tư và liên kết với các kênh phân phối phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời tiếp tục thực hiện các phiên chợ nông sản để kết nối nông dân với doanh nghiệp và nhà phân phối.
Đồng Tháp hiện dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó có những dự án quy mô lớn và hiện đại như Dự án Nhà máy thức ăn chăn nuôi ứng dụng công nghệ 4.0, Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống công nghệ cao, sắp tới là Dự án Nhà máy chế biến thực phẩm chất lượng châu Âu với tổng vốn đầu tư lên tới 20 triệu USD của Tập đoàn Mavin (Australia)... Đây là tiền đề quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng quy mô lớn và hiện đại. |
Xin cảm ơn ông!