Đồng Nai: Phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ bền vững.

Căn cứ Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp
Nhà nông phấn khởi thu lợi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của PVCFCHòa Bình: Hướng tới trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao

Căn cứ Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

Với định hướng xây dựng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và hướng tới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhằm góp phần thúc đẩy và phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, giá trị thương hiệu và tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái xanh - sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không gây ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững

Trong đó, xây dựng được từ 2-3 vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ở các địa phương có tiềm năng, lợi thế; mỗi huyện, thành phố đều có các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác là những mô hình điển hình để người dân tham quan, học tập kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng trong sản xuất, dự kiến mỗi huyện, thành phố có từ 3-4 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 3-4 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương như: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% tổng giá trị toàn ngành; tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 1,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tập huấn về các quy trình, kỹ thuật vận hành sản xuất công nghệ cao đạt 100% và ỷ lệ các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đạt 80%.

Trang trại rau ứng dụng công nghệ cao

Việc thực hiện kế hoạch cụ thể bao gồm: (1) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo lao động, nguồn nhân lực, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ. (2) Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ: Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ chủ lực, xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm về nông nghiệp hữu cơ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyề, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

(3) Phát triển công nghiệp chế biến sâu nông sản; thực hiện tốt các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, phát triển các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản đảm bảo tính hiệu quả bền vững; tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào chế biến; bảo quản nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. (4) Phát triển dịch vụ nông nghiệp: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư; phát triển dịch vụ nông nghiệp, xây dựng 13 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh đã được xác định trong đề án nghiên cứu khả thi về phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. (5) Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản: Nâng cao chất lượng điều hành thị trường và nâng cao năng lực dự báo; định hướng thị trường, tổ chức thực hiện tốt việc liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, kể cả đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đưa hàng hóa nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài; tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản đồng thời khai thác tốt thị trường tiêu thụ nông sản trong nước, Kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới các siêu thị mini, siêu thị bán lẻ, cửa hàng tự chọn ở các khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, nông thôn, miền núi phù hợp với quy hoạch; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến về quan điểm, chủ trương và khuyến khích người tiêu dùng quan tâm, sử dụng những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ.

Việc triển khai các nội dung kế hoạch trên là mục tiêu thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; thực hiện hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phạm Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận