Đôi ván cờ ngày xuân

“Đôi ván cờ ngày xuân" là nhan đề bài Podcast của tác giả: Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung - Nguyên trưởng ban Văn hoá - Xã hội; Đài PT-TH Hà Nội, bài viết trong cuốn sách “Hà Nội mến thương” của chính tác giả với nhiều bài viết ý nghĩa về những nét văn hoá độc đáo về mảnh đất và con người đất Kinh Kỳ. Xin mời quý vị cùng lắng nghe.
Bài viết:
Tự ngàn năm xưa, cầm kỳ thi hoạ, vốn là bốn thú chơi tao nhã của người Á Đông. Có nhiều người ngờ rằng, câu chuyện cuộc cờ tiên vỗn là không có thực. Mà cái có thực, hình như là sự thoát tục, cao siêu của một thú chơi đẹp đẽ và tao nhã trong chốn nhân gian. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, thì cờ tướng du nhập vào nước ta muộn nhất là vào thời Bắc thuộc, cách đây trên ngàn năm. Đó là một thú chơi văn hóa, hay là một môn thể thao trí tuệ, hay là tổng hòa cả hai, người ta thường không mấy phân tách rạch ròi.

undefined
Cuốn sách "Hà Nội mến thương".

Thoạt nhìn, khó ai đã đoán đúng tuổi của cụ ông Nguyễn Đắc Dần nhà ở phố Hoàng Hoa Thám, đoạn gần chợ Bưởi. Râu tóc bạc như tơ, nhưng dáng người quắc thước, nước da đỏ au đi đứng nhanh nhẹn, đường hoàng, vững chãi, nói năng vui vẻ, hài hước, cụ vốn chỉ là một viên chức bình thường của ngành đường sắt về nghỉ hưu từ mấy chục năm nay. Con cái đã phương trưởng, đàng hoàng, mỗi người mỗi cơ, mỗi ngũ, hàng ngày cụ thong dong tận hưởng những thú vui tuổi già mà cụ hằng ưa thích. Nhất là thể dục dưỡng sinh và võ dân tộc. Nhì là chơi hoa cây cảnh và ba là thú đánh cờ. Chiều cụ, anh con trai út tuổi Đinh Dậu những lúc rảnh việc thường hầu cờ cùng cha vài ba ván. Khi cao hứng, cụ thường kể cho con những giai thoại xung quanh thú chơi cờ. Ai được nhìn thấy cụ ngồi đánh cờ bên chiếc bàn gỗ lên nước sẵm bóng, cạnh chậu lan mặc biên thơm một làn hương dịu ngọt, sẽ có thể ngỡ mình đang được xem một cuộc cờ tiên. Cụ Nguyễn Đắc Dân luôn lưu giữ bên mình một cuốn sổ tay cũ kỹ, nhiều trang đã ở vàng, không biết đã có từ bao năm rồi. Trong đó cụ ghi chép những thế cờ độc đáo. Đặc biệt, có một thế cờ mà cụ tâm đắc mãi, không chỉ vì cái hay thông thường của một nước cờ cao mà còn hơn thế. Đó chính là nước cờ do cụ chủ tịch nước Hồ Chí Minh sáng tác và đựợc in trên báo Lao Động năm 1966. Cụ Dẫn đã từng lấy nước cờ này đem đố rất nhiều bậc đại cao thủ làng cờ Hà Nội, mà chưa ai giải nỗi. Ngay như cụ Dần, cũng chỉ giải nồi theo bài dẫn đăng kèm trên số báo sau.

Khi chén rượu, khi cuộc cờ.
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

Tự ngàn năm xưa, cầm kỳ thi hoạ, vốn là bốn thú chơi tao nhã của người Á Đông. Có nhiều người ngờ rằng, câu chuyện cuộc cờ tiên vốn là không có thực. Mà cái có thực, hình như là sự thoát tục, cao siêu của một thú chơi đẹp đẽ và tao nhã trong chốn nhân gian.
Theo các nhà nghiên cứu văn hoa, thì cờ tướng du nhập vào nước ta muộn nhất là vào thời Bắc thuộc, cách đây trên ngàn năm. Đó là một thú chơi văn hoá, hay là một môn thể thao trí tuệ, hay là tổng hòà cả hai, người ta thường không mấy phân tách rạch ròi. Nhất là khi đã vào cuộc cờ, lại trong một khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, hữu tình cùng những người bạn thân thiết. Khi hương xuân, vị tết tràn ngập không gian, người ta có thể dành thời gian tận hưởng đôi ba niềm vui vì thành quả của một năm trời vất vả trong cuộc mưu sinh vốn không ít những lo lắng, ưu phiền khó tránh. Niềm vui ấy sẽ càng được nhân lên trong những cuộc cờ người ở hội làng.
Cách đây gần sáu mươi năm, có một chàng trai Hà thành say mê cờ tướng vào hạng nhất. Chàng trai Nguyễn Tấn Thọ từng ba năm liền đoạt giải cờ chùa Vua, một giải cờ dân gian danh tiếng nhất xứ Bắc và được khắc tên trên tấm bia đá của chùa. Hội cờ chùa Vua mở vào ngày mồng 6 tháng Giêng năm mới. Tương truyền, vào thời Lê cách đây trên năm trăm năm, có một vị hoàng tử con vua nổi tiếng mê cờ. Ngài đã cho dựng một ngôi chùa trên đất làng Thịnh Yên phía nam kinh thành Thăng Long để thờ vị vua cờ huyền thoại Đế Thích và lập sân đấu cờ trước sân chùa cho dân chúng vui xuân. Cho tới bây giờ, vua cờ Nguyễn Tấn Thọ vẫn được giới danh thủ đất Hà Nội tôn vinh là bậc cao cờ hạng nhất. Đã từ nhiều năm nay, vào ba tháng mùa xuân, hiếm ai có thể tìm thấy ông tại nhà. Ông thường được hàng trăm làng xã ở khắp vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ mời gọi làm cố vấn cho các hội cờ xuân thôn quê. Hào hưng với việc khôi phục lại một nét đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vua cờ Nguyễn Tấn Thọ hầu như không nghĩ mình đã ở tuổi ngót bát tuần. Nhưng cái tinh thần của cờ tướng trong thời kỳ mới, ông hầu như thấu hiểu tới tận cùng.
Hà Nội còn có một bậc kỳ thủ cao niên rất nồi danh là vua cờ Lê Uy Vệ, cụ từng là phó chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam. Dù nghỉ hưu đã mấy chục năm song giới kỳ thủ đất Bắc vẫn tôn vinh cụ là người có chuyên môn xuất sắc và có những nước cờ rất hào hoa, thoáng đạt. Ngắm lão vương Lê Uy Vệ diện áo gấm đỏ, đội khăn xếp đỏ, gương mặt hồng hào, đôi mắt tinh anh, ai đó đều mong ước cụ sống sống lâu trăm tuổi và mỗi dịp hội cờ chùa Vua mùa xuân, cụ lại hiện diện như một biểu tượng tuyệt đẹp của thú chơi cao nhã cổ truyền dân tộc.
Mùa xuân năm ấy, ở độ tuổi ngót tám mươi, nhà nghiên cứu văn hóa phương đông Ngô Linh Ngọc vẫn được người Hà Nội tôn vinh là người toàn tài cầm kỳ thi họa trong giới trí giả ở Việt Nam. Riêng đối với cờ, ông từng là người sáng lập ra hội cờ Thuyền Quang vào năm 1936, năm mở đầu phong trào mặt trận dân chủ Đông Dương ở Việt Nam, với rất nhiều hoạt động nhằm tôn vinh và phục hồi những nét đẹp trong nền văn hóa dân tộc. Trong tủ sách gia đình, có hai cuốn sách mà ông yêu quý nhất. Đó là cuốn
Trung Quốc tượng kỳ từ điển, và Tượng kỳ toàn thư. Hai cuốn sách dây cộp, có các thế cờ minh hoa cho cách dánh, có chú thích, có diễn giải một cách sáng sửa, rõ ràng. Ong Ngọc khi trò truyện với chúng tôi cứ ao ước hoài rằng chừng nào Việt Nam có được đôi ba cuốn sách như vậy thì bộ môn văn hóá thể thao cờ tướng sẽ có cơ phát triển mạnh mẽ hơn.
Vài mươi năm trước, với bút danh Kỳ Hữu, ông đã là một cây bút hàng đầu của tạp chí Người chơi cờ Việt Nam. Ông từng sưu tâm và cải biên hàng trăm thế cờ nổi tiếng của phương đông để giới thiệu với làng cờ tướng Việt Nam, góp phần không nhỏ cho phong trào cờ tướng của Hà Nội. Tuy nhiên, có một công trình nghiên cứu mà ông đang say mê theo đuổi, đó là việc sưu tẩm, các áng văn thơ cổ kim về để tài cờ tướng. Nhất là các bài thơ cờ của các bậc vua chúa ngày xưa và các vị lãnh tụ thời nay. Nào thơ của Hán Vũ Đế, thơ của Đường Thái Tông bên Trung quốc, thơ của Lê Thánh Tông, thơ của Hồ Chủ tịch ở Việt Nam. Nếu ai đó có cùng sở thích, xin hãy tìm đến ngôi nhà nhỏ của nhà thơ Ngô Linh Ngọc ở Khu tập thể Trường Đại học Bách khoa. Được hầu chuyện một người như ông, hẳn là ta có thể quên thời quên khắc.
Nhưng mà người Á Đông từng truyền tụng nhau câu danh ngôn cổ: "Rạp dẫu có dựng dài ngàn dặm, buổi tiệc nào là buổi tiệc không tan". Bất cứ một niềm đam mê nào cũng bao hàm một sự thái quá. Mà không phải sự thái quá nào cũng có thể được xã hội chấp nhận. Trong kho tàng sưu tầm của nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Linh Ngọc, có một chỉ dụ của vị Hoàng Đế họ Đinh nước Việt cách đây gần 10 thế kỷ về việc ra hình phạt với người quá ham mê đánh cờ mà bỏ bễ việc công. Cụ còn nhắc đến bài hịch tướng sĩ của Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn với lời nhắc nhở phê bình quản sĩ chớ ham cờ tướng, chớ ham đá gà, chó ham đàn hát mà lơ là việc quân.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức có một thời từng đảm đương vị thế quan chức đầu ngành của sở văn hóa thông tin Hà Nội. Cơ quan của ông đóng tại bờ hồ Gươm. Mỗi khi kết thúc giờ làm việc, ông thường quá bộ sang đường, tìm vào câu lạc bộ cờ Ngọc Sơn, nơi ông là hội viên không chính thức từ hàng chục năm nay. Cởi chiếc áo khoác, đặt chiếc máy điện thoại di động trước mặt, thế là ông chủ mục vào bản cờ với hai bên quân xanh, quân đỏ. Bạn cờ của ông có nhiều người là quan chức trong ngành tư tưởng văn hóa của trung ương và Hà Nội. Nhiều vị đã nghỉ hưu song không ít vị còn đương chức. Hôm ấy tôi trông thấy cả nhà thơ Vũ Duy Thông, vụ trưởng vụ báo chí của Ban văn hóá tư tưởng Trung ương và một vài nhân vật quen thuộc trong chính làng báo của chúng ta. Họ tìm đến cờ tướng để giải trí hay là để rèn luyện, hay là cả hai. Trong cương vị hiện thời, ông có thể nói gì đây về một thú vui chưa dễ được hiểu, được quan niệm một cách thuần nhất.


Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.


Nhưng ở độ tuổi của cụ ông Nguyễn Đắc Dần, tuổi ngót chín mươi thì một năm 365 ngày đều có thể coi là những ngày xuân, xuân bất tận và vui bất tận. Có thể lắm chứ, bởi ván cờ chính của cuộc đời, cụ đã hoàn thành trên mọi phương diện, tuy chẳng vẻ vang cao xa, nhưng cũng đủ để cháu con nể trọng, mến yêu. Hôm nay, vừa rời cuộc biểu diễn võ dân tộc ở câu lạc bộ người cao tuổi quận Cầu Giấy, cụ ông Nguyễn Đắc Dần lại cầm chiếc bình tưới cho mấy chậu địa lan trước khi thong thả ngồi vào bàn cờ tướng.
Nếu ai đó có lòng đến thăm cụ ở cửa hàng hoa cảnh Nhất Chi Mai, xin hãy nhớ đừng chúc cụ sống lâu trăm tuổi. Bởi cụ sẽ không bằng lòng đâu. Cụ vẫn nói rằng cụ còn có thể sống lâu hơn thế nữa kia. Hãy chờ mà xem. Ván cờ hay nhất của cụ còn đang ở phía trước.
Nội dung bài Podcast đến đây xin được tạm dừng. Thân mến chào tạm biệt quý vị!

Thanh Thảo - Huy Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận