Hội nghị Cấp cao APEC 2022 kết nối và trao quyền trước những cơ hội mới |
Hội nghị các nhà lãnh đạo của khối APEC gồm 21 thành viên đã bế mạc với cam kết sẽ thúc đẩy thương mại và làm nhiều hơn nữa để giải quyết các thách thức kinh tế khác, trong bối cảnh sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt. Ngày 19/11 cũng khép lại tuần các hội nghị cấp cao diễn ra ở Đông Nam Á có sự tham dự của các nhà lãnh đạo toàn cầu và các vấn đề nóng như cuộc chiến ở Ukraine. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha kiêm Chủ tịch APEC 2022 đã chủ trì hội nghị tập trung vào các vấn đề kinh tế và cho biết APEC đã đạt được "tiến bộ đáng kể" khi nhất trí kế hoạch làm việc nhiều năm cho Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
![]() |
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC cho biết nhóm sẽ duy trì và tăng cường hơn nữa hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, nhưng cũng thừa nhận cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết các thách thức như lạm phát gia tăng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và thiên tai. Năm nay, thế giới và khu vực đã chứng kiến cuộc chiến ở Ukraine tác động xấu hơn nữa đến nền kinh tế toàn cầu.
Tại cuộc họp G20 ở Indonesia, các thành viên đã nhất trí thông qua một tuyên bố cho biết hầu hết các thành viên lên án cuộc chiến Ukraine nhưng cũng thừa nhận một số quốc gia nhìn cuộc xung đột theo cách khác. Các nhà lãnh đạo APEC lặp lại tuyên bố của G20 khi họ đề cập đến các nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động của Nga và yêu cầu nước này rút quân hoàn toàn và vô điều kiện khỏi Ukraine, nhưng cũng ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau. Có những quan điểm khác và đánh giá khác về tình hình và các biện pháp trừng phạt. APEC không phải là diễn đàn để giải quyết các vấn đề an ninh, nhưng các vấn đề an ninh có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.
Nga là thành viên của cả G20 và APEC nhưng Tổng thống Vladimir Putin đã không tham dự các hội nghị thượng đỉnh này. Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov đại diện cho Nga tham dự tại APEC. Được thành lập để thúc đẩy hội nhập kinh tế, các thành viên của APEC chiếm 38% dân số toàn cầu, 62% tổng sản phẩm quốc nội và 48% thương mại. Các nhà vận động chiến dịch bên lề hội nghị năm nay rất muốn thấy các nhà lãnh đạo giải quyết các vấn đề như mất an ninh lương thực, lạm phát gia tăng, biến đổi khí hậu...