Bản tin quân sự 13/1: Hàn Quốc sẽ có xe tăng K3

Bản tin quân sự 13/1: Hàn Quốc dự kiến ra mắt xe tăng K3 trong năm 2030 với nhiều tính năng nổi bật, trong đó có việc sử dụng nhiên liệu hydrogen và AI.
Bản tin quân sự 10/1: Trung Quốc có máy bay tương laiBản tin quân sự 11/1: Ukraine sẽ có xuồng tấn công mớiBản tin quân sự 12/1: Mỹ cần 50 năm để chặn tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Hàn Quốc dự kiến ra mắt xe tăng K3 mới vào năm 2030; Nga khởi động lò phản ứng hạt nhân tuần dương hạm tên lửa Đô đốc Nakhimov… là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay

Hàn Quốc dự kiến ra mắt xe tăng K3 mới vào năm 2030

Hàn Quốc dự định hoàn thành việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực K3 vào năm 2030 với định hướng ra mắt các nguyên mẫu đầu tiên của phương tiện chiến đấu hạng nặng này.

Theo trang tin Army Certification, Tập đoàn Hyundai sẽ chịu trách nhiệm phát triển xe tăng K3. Các nhà phát triển tuyên bố rằng xe tăng mới sẽ trở thành tiêu chuẩn mới về hỏa lực, khả năng sống sót và đổi mới công nghệ. Nó đang được phát triển dựa trên kinh nghiệm sản xuất xe tăng thế hệ trước là K2 Black Panther và dòng K1.

Hình ảnh dự kiến về xe tăng K3. Ảnh: Defense News

K2 được coi là xe tăng tốt nhất của Hàn Quốc đến thời điểm này. Ưu điểm chính của nó là lớp giáp composite tích hợp, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến và giải pháp giảm trọng lượng tổng thể. Xe tăng K3 cũng sẽ có những đặc điểm này nhưng sẽ hiệu quả và cơ động hơn. Và mặc dù chiếc xe tăng mới sẽ không nặng hơn chiếc tiền nhiệm nhưng một số cải tiến đáng kể trong thiết kế.

Đặc biệt, xe tăng K3 sẽ hoạt động bằng hydrogen và trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng hydro làm nhiên liệu không chỉ giúp phương tiện chiến đấu thân thiện hơn với môi trường mà còn giảm dấu hiệu nhiệt và tiếng ồn, khiến nó khó bị phát hiện hơn. Trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng để kiểm soát chiến trường. Có thể giả định rằng những người sáng tạo đã cung cấp tùy chọn điều khiển không người lái.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn có kế hoạch nâng cấp pháo 120mm lên cỡ nòng 130 mm uy lực hơn trên xe tăng K3. Hàn Quốc hiện đang cạnh tranh vị trí là một trong những nước xuất khẩu phương tiện chiến đấu hạng nặng hàng đầu thế giới.

Nga khởi động lò phản ứng hạt nhân tuần dương hạm tên lửa Đô đốc Nakhimov

Hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải, các lò phản ứng hạt nhân trên tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Đô đốc Nakhimov thuộc Đồ án 11442M đã được khởi động.

“Trong tuần lễ thứ 3 của tháng 12/2024, lò phản ứng hạt nhân trên tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov đã đợc kích hoạt”, TASS đăng tải.

Việc khởi động lò phản ứng hạt nhân không có nghĩa là hoàn thành việc sửa chữa và hiện đại hóa tàu tuần dương, “mà chỉ ra rằng nhà máy điện hạt nhân đã sẵn sàng hoạt động ở công suất tối đa”. TASS trước đó đã đưa tin rằng việc phóng vật lý hai lò phản ứng hạt nhân Đô đốc Nakhimov dự kiến ​​sẽ được thực hiện trước cuối năm 2024 và có thể hoàn thành quá trình nâng cấp vào năm 2026.

Tuần dương hạm nguyên tử Đô đốc Nakhimov. Ảnh: Rian

Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Sevmash, Mikhail Budnichenko cho biết, chiến hạm Đô đốc Nakhimov là con tàu độc nhất về mặt thiết bị kỹ thuật. Nó khai thác tối đa tiềm năng của lớp tuần dương hạm này. Chiến hạm có khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến đấu ở bất kỳ đâu trên đại dương trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu. Sau khi được chuyển giao cho hạm đội, chiến hạm Đô đốc Nakhimov sẽ phục vụ ít nhất 30 năm.

Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov được sửa chữa từ năm 1999. Quá trình này được đẩy nhanh từ năm 2013. Kết quả chính của việc hiện đại hóa là sức mạnh tấn công của tàu tuần dương trở nên khác biệt. Theo các nguồn tin bên lề, nó sẽ mang theo đặc biệt 10 hệ thống phóng tên lửa đa năng với 8 tên lửa hành trình Kalibr-NK hoặc Onyks, mỗi hệ thống.

Algeria đóng mới chiến hạm Đồ án F-15A nội địa

Bộ Quốc phòng Algeria đã công bố kế hoạch bắt đầu xây dựng các tàu hộ tống thuộc Đồ án F-15A tại các xưởng đóng tàu địa phương, đây là phiên bản sửa đổi của tàu chiến Type-056 của Trung Quốc.

Theo Tạp chí Military Watch, quyết định này được đưa ra dựa trên kết quả hoạt động của tàu hộ tống (940) El Moutassadi được biên chế cho Hải quân Algeria vào năm 2023. Kế hoạch ban đầu liên quan đến việc mua 6 tàu hộ tống của dự án F-15A. Quyết định cuối cùng về việc đóng các tàu hộ tống còn lại tại các nhà máy đóng tàu ở Algeria được đưa ra sau khi cân nhắc các vấn đề liên quan.

Tàu hộ tống thuộc Đồ án F-15A. Ảnh: Getty

Algeria mua một tàu lớp Type 056 (F-15A) vào tháng 6/2020, khi Lloyd's Register xác nhận đơn đặt hàng của Algeria cho ít nhất một tàu hộ tống mới từ tập đoàn đóng tàu Trung Quốc Hudong-Zhonghua Shipbuilding Group, thông qua báo cáo dịch vụ bảo hiểm vận chuyển con tàu. Hudong-Zhonghua là công ty con của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).

Chiến hạm El Mutassadi được hạ thủy vào tháng 8/2021. Nó được chuyển tới Algeria vào tháng 4/2023.

Tàu hộ tống F-15A được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế. Tàu dài 96m, tầm hoạt động 3.500 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 78 người. Chiến hạm được trang bị hai động cơ diesel SEMT Pielstick PA6-STC và có tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, phạm vi hành trình 25 hải lý. Vũ khí trên hạm bao gồm một pháo binh H/PJ-26 76mm, hai bệ pháo H/PJ-17 30mm, 4 tên lửa chống hạm YJ-83 với tầm bắn 65 hải lý, ngư lôi. Dù không có khoang chứa trực thăng, nhưng chiến hạm này có sàn đáp để chở theo trực thăng Z-9.

Kim Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận