Ấn tượng chuỗi cửa hàng không người bán, vạn người mua tại Hà Nội

Một chuỗi các cửa hàng “3 không” (không người bán - không tiếp xúc - không giám sát) vừa xuất hiện tại Hà Nội. Chuỗi cửa hàng này không chỉ đáp ứng nhu yếu phẩm của người dân mà còn đảm bảo yếu tố phòng dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều cửa hàng bán nhu yếu phẩm trên địa bàn TP Hà Nội đã có những mô hình mới nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội.
Tiêu biểu như chuỗi "cửa hàng giãn cách không người bán" xuất hiện trên nhiều tuyến phố như Đại Linh, Triều Khúc, Khâm Thiên,...
Với không gian khoảng 10 m2, trong đó các mặt hàng rau, củ, quả các loại... được đóng gói với giá niêm yết dán bên ngoài, người mua tự lựa chọn và tự trả tiền.
“Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19. Việc tiếp xúc giữa người mua người bán tại các điểm chợ, siêu thị tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và làm lây lan dịch bệnh.
Do đó chúng tôi làm theo mô hình cửa hàng không người bán ở Nhật Bản, đảm bảo không tiếp xúc, hạn chế thấp nhất nguy cơ cho cả người mua và người bán” - anh Nguyễn Hoàng Kiệt, đại diện chuỗi cửa hàng chia sẻ.

[WIDGET_VIDEO:::2335]

Mặc dù, cửa hàng ghi rõ "Bạn khó cứ lấy về dùng. Hết dịch đi làm ta trả sau”, nhưng theo anh Nguyễn Hoàng Kiệt, sau hơn một tuần triển khai mô hình này, dù không có nhân viên giám sát song ý thức người dân rất cao, trung thực khi mua hàng, tỉ lệ thất thoát gần như bằng 0.
6 giờ sáng hàng ngày, chuyến xe chở các mặt hàng rau củ quả như khoai tây, cà chua, dưa chuột, rau… được đóng gói, in mã vạch xuất xứ hàng hoá rõ ràng được các nhân viên chuỗi cửa hàng sắp xếp ngay ngắn trong gian hàng.
“Để tiết kiệm chi phí và giúp được nhiều người hơn trong giai đoạn khó khăn này, các anh em trong nhóm tự đi chở hàng, đóng gói. Mỗi ngày chúng tôi đóng khoảng 600 khay rau củ quả các loại mỗi khay rau củ đồng giá 10.000đ” - anh Kiệt cho biết.
Chuỗi "Cửa hàng giãn cách không người bán" chủ yếu là để giúp đỡ người dân, không đặt nặng đến doanh thu và lợi nhuận. Gian hàng mở từ 7h - 8h và đóng cửa vào 21h tối để phục vụ người dân đi làm về muộn.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, cho hay: Mọi người không phải tiếp xúc với nhân viên bán hàng nên hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh và rau củ tươi ngon, đóng gói cẩn thận nên tôi rất yên tâm.
Người dân mua hàng tại cửa hàng không người bán tương tự như đi siêu thị, chỉ khác là khâu trả tiền không có thu ngân kiểm đếm nên phải chuẩn bị sẵn số tiền cần mua từ trước.
Với không gian nhỏ khoảng 10m2 cửa hàng giãn cách không người bán này rất tiện lợi và đặc biệt đảm bảo giãn cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế vì chỉ có người mua, không người bán và không có nhiều người vào mua cùng lúc.
"Tình hình dịch bệnh hiện tại, việc đến chợ và tiếp xúc với nhiều người làm tôi rất lo ngại. Tôi thấy mô hình này phù hợp trong thời điểm Hà Nội đang giãn cách xã hội. Không có người bán, giá cả công khai, rẻ hơn so với nhiều nơi, việc lựa chọn cũng như mua hàng rất thoải mái”. Ông Trần Văn Quân, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm cho biết.
Từ thành công của cửa hàng đầu tiên, anh Kiệt và cộng sự tiếp tục mở rộng mô hình cửa hàng không người bán tại các địa chỉ mới như: Đốc Ngữ, Thượng Đình, Trần Quốc Vượng ...
Từ thành công của cửa hàng đầu tiên, anh Kiệt và cộng sự tiếp tục mở rộng mô hình cửa hàng không người bán tại các địa chỉ mới như: Đốc Ngữ, Thượng Đình, Trần Quốc Vượng,... Khi được hỏi về thời gian duy trì chuỗi cửa hàng không người bán, anh Kiệt cho biết sẽ cố gắng duy trì đến khi Hà Nội hết giãn cách.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận